Các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu cho thấy đốt xương ngón tay hóa thạch được tìm thấy tại sa mạc Nefud ở Ả Rập Xê Út trước đó thuộc về người tinh khôn (Homo sapiens) và có niên đại cách đây ít nhất 85.000 năm.
Theo chuyên san Nature Ecology & Evolution, phát hiện mới chứng tỏ tổ tiên của người hiện đại có thể đã rời châu Phi từ rất lâu và chia thành nhiều đợt chứ không phải chỉ có một đợt cách đây 60.000 năm như giả thuyết lâu nay. Hóa thạch được tìm thấy là đốt giữa của ngón tay giữa, dài khoảng 3,2 cm (ảnh).
Nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học Huw Groucutt tại Đại học Oxford (Anh) dẫn đầu xác định mẫu vật có nguồn gốc từ 85.000 năm, thậm chí 90.000 năm trước. Đây cũng là hóa thạch xương người Homo sapiens cổ xưa nhất từng được tìm thấy bên ngoài châu Phi.
Bình luận (0)