Tuy nhiên, những gì cô nàng này đã phải trải qua hơi khác về định nghĩa “du lịch bụi” mà mọi người đang nghĩ đến.
|
Là một người thường đạp xe khám phá nhiều nơi, Hồng Thủy vốn không xa lạ với tình trạng ô nhiễm không khí ở những nơi cô đi qua, cụ thể ở làn da rít vì khói bụi, mặt mũi đen như Bao Chưởng hoặc chiếc áo trắng chuyển màu cháo lòng.
Thế nên với chuyến đi mới nhất, cô vừa muốn du lịch vừa kết hợp so sánh thực trạng ô nhiễm bụi tại những nơi mình đi qua bằng cách mang theo một thiết bị đo chất lượng không khí có khả năng phân tích các thông số quan trọng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng CO2 trong không khí và đặc biệt là mật độ bụi PM2.5 có kích thước siêu nhỏ. Chúng chỉ bằng 1/30 sợi tóc, 1/100 lỗ chân lông nên dễ dàng xuyên qua tất cả biện pháp che chắn thông thường như áo khoác, khẩu trang và xâm nhập vào phổi, tấn công và lưu lại trên da, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây suy yếu hệ hô hấp, tim mạch, tuần hoàn máu, hệ thần kinh.
Theo khuyến nghị của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), nồng độ bụi PM2.5 trong không khí nên nằm dưới mức 10 μg/m3; còn quy chuẩn quốc gia Việt Nam là 25 μg/m3. Sự thật đáng báo động là kết quả máy đo tại các điểm đến quen thuộc 3 miền hầu hết đều cao hơn ngưỡng an toàn.
Dạo quanh một số khu vực thường xuyên được người dân Thủ đô lui tới như Hồ Gươm, Quốc Tử Giám hay Hoàng Thành Thăng Long, cô gái đến từ TP.HCM không khỏi bất ngờ khi nồng độ PM2.5 lần lượt là 29 - 40 và 17 μg/m3. Thử ngồi uống một ly trà đá vỉa hè như thói quen của giới trẻ Hà thành, Hồng Thủy tiếp tục sửng sốt và hoang mang với kết quả mà máy trả về: 114 μg/m3 - tức cao gấp 11,4 lần so với tiêu chuẩn WHO đưa ra.
|
Tình trạng ô nhiễm không khí có vẻ khả quan hơn một chút đối với cư dân Sài thành. Trong đó, các điểm đến quen thuộc cho người trẻ như Bến Bạch Đằng, Nhà thờ Đức Bà, LandMark 81 tầng, phố đi bộ Nguyễn Huệ hay đường sách và Bưu điện Trung tâm TP.HCM đều dao động ở khoảng 11 - 22 μg/m3.
Nhưng kết quả đo tại khu phố ăn chơi nhộn nhịp hàng đầu TP.HCM - Bùi Viện lại khiến người khác không khỏi run sợ: 384 μg/m3. So với giới trẻ Hà Nội ngồi trà đá vỉa hè, một ly bia tại phố Tây Bùi Viện phải đánh đổi lấy một nguy hại cho sức khỏe gấp gần 40 lần với khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới.
|
Là người trực tiếp đo kết quả không khí trên hành trình đạp xe xuyên Việt, Lê Hồng Thủy không ngừng suy ngẫm về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay - dù nghiêm trọng nhưng lại chưa được chú trọng.
“Tình hình ô nhiễm không khí được thể hiện trên sách vở cũng như báo chí nhưng không được quan tâm đúng mực. Nếu so với rác thải nhựa thì thật sự mức độ quan tâm còn thua xa. Nhưng nếu một ngày bạn được trải nghiệm thực tế khảo sát mức độ ô nhiễm này như mình về cả công nghệ lẫn cảm giác hiện hữu trên cơ thể, mình tin rằng bạn sẽ bắt đầu tìm cách lánh xa bụi ô nhiễm”, cô bạn 22 tuổi chia sẻ.
Khởi đầu chuyến đi với mong muốn khơi gợi sự quan tâm của những người xung quanh về tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, Hồng Thủy đã thật sự làm được điều đó. Bên dưới bài đăng về tình hình ô nhiễm không khí của cô bạn nhận được rất nhiều lời đồng tình.
Nếu muốn bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu, bạn nên thay đổi thói quen sống ảnh hưởng xấu đến cộng đồng như sử dụng bếp than, bếp tro, đốt giấy tiền vàng mã, hay ý nghĩa hơn nữa là trực tiếp hành động để bảo vệ môi trường - hạn chế lượng khí thải từ xe cộ, cũng như trồng thêm cây xanh. Mỗi hành động dù nhỏ của bạn đều sẽ có tác động lớn đến bộ lọc tự nhiên của môi trường đấy.
Hãy gia nhập binh đoàn chống bụi cùng Lifebuoy, chấp nhận #thuthachdetoxbuiPM2.5 ngay bây giờ để giúp thanh lọc bầu không khí:
- Đi chung xe
- Đi bộ, độ không khí
- Trồng cây vây bụi
Với mỗi bài đăng hợp lệ, Lifebuoy sẽ góp 15.000 đồng vào quỹ “Tường cây xanh - Không khí sạch”, để dựng nên những tường cây xanh giúp detox bụi và đem lại bầu không khí trong lành hơn cho các trường đại học - cao đẳng ở Việt Nam.
Chi tiết thử thách tại đây: https://detoxbuimin.kenh14.vn/
|
Bình luận (0)