Với trường hợp này, các bác sĩ đã dùng phương pháp cắt dây treo và khâu cố định (dây treo nằm dưới da, kết dính DV với xương mu) để "kéo" DV dài ra thêm được khoảng 3 cm, thành 5 cm. Trường hợp thứ hai là sinh viên 20 tuổi, DV có kích thước bình thường, nhưng lại bị chôn vùi dưới lớp da (gọi là vùi DV), nên bác sĩ đã mổ cắt da để đưa DV dài ra trở lại.
* Hôm qua 7.7, bệnh nhân đầu tiên được tái tạo dây chằng chéo trước gối bằng gân dự trữ tại Bệnh viện Việt Đức đã được ra viện, sau một tuần điều trị. Bệnh nhân là Nguyễn Thị V. (Hà Tây). Hơn một năm trước, chị V. bị ngã xe máy sau đó đi không vững, khớp như bị trượt. Chị đã đi khám nhiều nơi và được chẩn đoán viêm khớp nhưng điều trị đều không khỏi. Sau đó, chị đến BV Việt Đức và được chẩn đoán là đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Tại đây, các chuyên gia đã phẫu thuật lấy gân cơ bán gân và gân cơ thon của chính bệnh nhân. Nguồn gân này được sử dụng làm "nguyên liệu" tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối cho chính người bệnh. Sau phẫu thuật, chị gặp khó khăn trong đi lại, xách nặng. Nguyên nhân do phần gân mới tái tạo đã bị đứt 1/2, không còn sức căng. Hôm 30.6 vừa qua, kíp bác sĩ của Khoa chấn thương chỉnh hình đã phẫu thuật lại cho chị, lấy gân từ nguồn dự trữ tại BV. Sau khi đặt gân mới vào vị trí, các bác sĩ đã bắt vít cố định với các bộ phận còn lại ở đầu gối. Khoảng 4 ngày sau khi được thay dây chằng gối bằng gân, chân chị V. giảm đau nhiều, đã tập đi lại được...
Thanh Tùng - Thúy Anh
Bình luận (0)