Theo đó, Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản tài sản quý hiếm bao gồm vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, cổ vật, bảo vật quốc gia; giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác theo quy định pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
Đối với tài sản quý hiếm, mức phí bảo quản tài sản là 0,05%/giá trị tài sản/tháng, nhưng tối thiểu không dưới 100.000 đồng/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 1.000.000 đồng/túi (gói)/tháng. Trong trường hợp không xác định được giá trị tài sản bảo quản, Kho bạc Nhà nước cùng khách hàng thoả thuận, thống nhất mức phí hợp lý.
Đối với giấy tờ có giá, mức phí là 0,04% mệnh giá ghi trên giấy tờ có giá/1 tháng nhưng tối thiểu không dưới 80.000đ/túi (gói)/tháng; tối đa không quá 500.000 đồng/túi (gói)/tháng. Trong trường hợp có biến động lớn về giá cả Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ.
Trường hợp gửi quá hạn hợp đồng, bên gửi phải chịu mức phí gửi quá hạn bằng 150% mức phí trong hạn cho số ngày quá hạn hợp đồng.
Theo quy định, trước khi Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản theo túi, gói niêm phong, tài sản phải được cơ quan chuyên môn kiểm định số lượng, trọng lượng, chất lượng, có sự chứng kiến của cán bộ Kho bạc Nhà nước và chủ sở hữu tài sản.
Trước khi trả tài sản Kho bạc Nhà nước phải yêu cầu bên gửi kiểm tra lại tình trạng và niêm phong của túi bảo quản. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tình trạng niêm phong thì hai bên cùng nhau xác nhận và lập biên bản. Bên gửi có quyền mời cơ quan giám định trước khi tự tay mở túi bảo quản để kiểm tra tài sản bên trong trước sự chứng kiến của Kho bạc Nhà nước.
Trường hợp khi kiểm tra thấy túi, gói mất niêm phong hoặc không còn nguyên vẹn thì hai bên phải mời đại diện cơ quan pháp luật đến chứng kiến việc giám định và trao tài sản.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bình luận (0)