Đã có hơn 2.000 người chết trong chiến dịch diệt trừ tệ nạn ma túy của Tổng thống Duterte trong vài tháng qua. Điều này khiến chính quyền Philippines bị chỉ trích từ Liên Hiệp Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên trong giai đoạn mới, chính phủ đang tính phương án thắt chặt ngay từ “đầu vào” đối với các tân sinh viên, Reuters ngày 2.9 dẫn lời ông Julito Vitriolo, Tổng giám đốc Ủy ban Giáo dục Đại học Philippines (CHED).
tin liên quan
Chống tội phạm ma túy ở Philippines: Thỏa sức bắn giết“Điều này phát sinh từ lời kêu gọi của Tổng thống Duterte về một môi trường học tập không có ma túy, vì chúng ta đều thấy được hậu quả từ việc sử dụng ma túy. Điều quan trọng là để các sinh viên không sử dụng ma túy. Ma tuý sẽ là một rào cản nếu họ muốn tiếp tục con đường học tập, nghiên cứu của mình”, ông Julito Vitriolo nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Thực tế việc kiểm tra ma túy ở các trường cao đẳng và đại học ở Philippines vẫn tồn tại, nhưng ở dạng tự nguyện. Vừa qua, CHED đề xuất ý định biến điều này trở thành bắt buộc. Tuy nhiên ông Vitriolo cũng nói rằng, trong trường hợp xét nghiệm dương tính với ma túy, các tân sinh viên vẫn có thể trải qua quá trình cai nghiện, hồi phục để nhập học.
CHED cho biết đã nghiên cứu một chính sách về kiểm tra ma túy trong trường cao đẳng, đại học và gửi đề xuất lên các nghị sĩ tại Philippines. Đề xuất này sẽ được trình ra Ủy ban liên ngành về phòng chống ma túy, theo trang tin Rappler (Philippines).
Hiện tại, vấn đề này cũng đang gây tranh cãi tại Philippines. Một luồng ý kiến trái chiều cho rằng việc kiểm tra ấy sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục.
Đại diện của trường ATC, ông Antonio Tinio cảnh báo rằng việc kiểm tra ma túy sẽ vi phạm quyền được học tập của sinh viên. Ông nói: “Giáo dục là một quyền... Chúng ta không thể đặt quá nhiều giới hạn lên quyền giáo dục”.
Ngược lại, ông Tinio chất vấn rằng nếu dùng biện pháp kiểm tra ma túy kiểu như vậy, thì nên không cho tài xế được cấp bằng lái, nếu người đó dùng ma túy, theo Rappler.
Bình luận (0)