Phát ngôn này của ông Duterte là động thái rất hy hữu trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới bởi nguyên tắc chuyện quan hệ chính thức giữa hai nước không liên quan kết quả thương thảo giữa một trong hai nước ấy với giới kinh tế của nước kia. Trong chuyện cụ thể này của Philippines, chính phủ Mỹ thậm chí còn hậu thuẫn Manila thương thảo với doanh nghiệp Mỹ về cung ứng vắc xin.
Dù thế nào đi nữa thì vụ việc này cũng phản ánh một thực trạng đáng lo ngại trên thế giới về sự khó khăn, bất cập, bất công và bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vắc xin trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
Hiện có một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều đối tác để giành nguồn cung ứng vắc xin Covid-19. Nơi nào bào chế thành công vắc xin cũng như dồi dào tài chính như Mỹ hay EU đều có lợi thế và đều đã tận dụng triệt để lợi thế ấy để đặt mua nhiều vắc xin, thậm chí nhiều hơn cả nhu cầu trên thực tế.
Có được vắc xin là có thế và lực, có ưu thế và ảnh hưởng mang tính chính trị quyền lực. Các đối tác nhỏ hơn và khả năng tài chính hạn hẹp vì vậy không thể tiếp cận được nhanh và đầy đủ với nguồn vắc xin. Tình trạng này khuấy động căng thẳng và bất hòa trong quan hệ quốc tế, đồng thời làm cho việc đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh trên toàn thế giới thêm khó khăn và không thể nhanh chóng thành công.
Bình luận (0)