TNO

Philippines sẽ mua UAV trinh sát của Mỹ ?

19/02/2015 12:04 GMT+7

(Tin Nóng) Sau khi chính phủ Mỹ nới lỏng việc xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) có vũ trang, quân đội Philippines bày tỏ ý định mua các UAV không vũ trang để phục vụ mục đích trinh sát và thu thập tin tình báo, theo Reuters ngày 18.2.

(Tin Nóng) Sau khi chính phủ Mỹ nới lỏng việc xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) có vũ trang, quân đội Philippines bày tỏ ý định mua các UAV không vũ trang để phục vụ mục đích trinh sát và thu thập tin tình báo, theo Reuters ngày 18.2.


Một trong số 34 chiếc UAV do thám loại RQ-4 Global Hawk của Không lực Mỹ. Global Hawk do hãng Northrop Grumman chế tạo, có tốc độ 574 km/giờ, bay cao 18 km, tầm hoạt động 16.000 km, thu thập thông tin tình báo, trinh sát, giám sát trên không - Ảnh: Không lực Mỹ

Ngày 18.2, phát ngôn viên quân đội Philippines, ông Restituto Padilla nói rằng Philippines quan tâm các loại UAV trinh sát của Mỹ để dùng bay tuần tiễu, thu thập thông tin tình báo chứ không muốn loại UAV vũ trang.

Trước đó, ngày 17.2 chính phủ Mỹ đã tuyên bố sửa đổi điều khoản về xuất khẩu UAV, theo đó Mỹ sẽ cho phép bán các UAV vũ trang cho các nước đồng minh và đối tác, trên cơ sở xem xét từng trường hợp một, và có tính đến các yếu tố "khó chịu" khác như nhân quyền, sự cân bằng quyền lực ở khu vực... Riêng UAV có tầm hoạt động trên 300 km và mang được 500 kg vũ khí sẽ chịu sự hạn chế như cũ, là chỉ bán trong vài trường hợp đặc biệt.

Hành động này của Mỹ được xem là khiến các đồng minh và đối tác của Mỹ dễ dàng tiếp cận mặt hàng quân sự hiện đại này hơn so với trước đây, cho dù nước mua hàng phải ký kết với chính phủ Mỹ các cam kết bảo đảm sử dụng UAV đúng mục đích (sử dụng hợp pháp, không nhằm chống lại người dân trong nước, chỉ dùng để tự vệ quốc gia...).

Việc nới lỏng chính sách này cũng giúp các công ty chế tạo UAV của Mỹ có thêm đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn các tập đoàn General Atomics, nhà chế tạo UAV vũ trang loại Predator và Reaper; tập đoàn Northrop Grumman (loại máy bay do thám Global Hawk); Textron... lâu nay thúc giục chính phủ Mỹ nới lỏng các biện pháp hạn chế bán UAV khi thị trường mặt hàng này đang bị Israel và nhiều nước khác khống chế.

Việc chỉnh sửa quy định của Mỹ cũng theo sau các cảnh báo rằng Nga, Trung Quốc đang đẩy mạnh công nghệ quốc phòng, trong đó có các hệ thống không người điều khiển. Trung Quốc đã có chương trình UAV đầy tham vọng và đã xuất khẩu UAV đến 9 nước gồm Pakistan, Ai Cập, UAE; đang đàm phán với Ả-rập Xê Út và Algeria.


Loại UAV Predator XP của tập đoàn General Atomics (Mỹ) có thể mang được vũ khí hoặc dùng để trinh sát, bay liên tục 35 giờ ở độ cao 7,6 km. Giá bán là 4 triệu USD vào năm 2010 - Ảnh: General Atomics


Một trung tâm điều khiển UAV Reaper của Không quân Anh tại Waddington, vùng Lincolnshire - Ảnh: Telegraph

Hiện nay chỉ có Anh là nước được ưu ái khi sử dụng các UAV Reaper có vũ trang của Mỹ, còn Pháp và Ý chỉ được mua loại Reaper trinh sát. Một quan chức Bô Ngoại giao Mỹ nói rằng các yêu cầu mua UAV vũ trang của Ý và Thổ Nhĩ Kỳ trước đây nay đang được xem xét điều chỉnh theo chính sách mới.

Việc bán UAV trinh sát của Mỹ sẽ giúp các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông thêm khả năng chống trả phiến quân IS. Các nghị sĩ Mỹ đang xem xét việc mua UAV trinh sát Predator của UAE, nước đang đóng vai trò quan trọng trong các cuộc không kích phiến quân IS những tuần gần đây.

Tin Nóng

>> Chính phủ Mỹ sửa quy định cho phép xuất khẩu UAV vũ trang
>> Hải quân Việt Nam trang bị tên lửa EXTRA và UAV Orbiter 2 của Israel
>> Nhật quyết định mua trực thăng, UAV của Mỹ
>> Mỹ đưa UAV Global Hawk đến Nhật giám sát Trung Quốc, Triều Tiên
>> Iran khoe chế thành công mẫu UAV tương tự của Mỹ
>> UAV chiến đấu của Anh bay thử tại Úc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.