Philippines tố Trung Quốc đang ngầm thực thi ADIZ ở Biển Đông

14/10/2015 13:45 GMT+7

(TNO) Một thẩm phán của Tòa án Tối cao Philippines cáo buộc Trung Quốc đang gần như thực thi Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

(TNO) Một thẩm phán của Tòa án Tối cao Philippines cáo buộc Trung Quốc đang gần như thực thi Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Một tàu tuần duyên của Trung Quốc cản đường tàu tiếp tế của hải quân Philippines trên Biển Đông vào tháng 3.2014 - Ảnh: AFPMột tàu tuần duyên của Trung Quốc cản đường tàu tiếp tế của hải quân Philippines trên Biển Đông vào tháng 3.2014 - Ảnh: AFP
Kể từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, nhiều chuyên gia nhận định Bắc Kinh sẽ lập ADIZ ở Biển Đông, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản) ngày 13.10.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, trụ ở tại Washington, Mỹ) ngày 13.10, thẩm phán Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, cho biết Trung Quốc đang gần như thực thi ADIZ ở Biển Đông. Hiện bất kỳ máy bay Philippines nào bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông đều nhận được lời cảnh báo từ Trung Quốc thông qua điện đàm yêu cầu “tránh xa khu vực này”, ông Carpio lý giải.
ADIZ được định nghĩa là vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải thông báo nhận dạng, vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với không phận nhưng được xem là khu vực song hành với an ninh quốc phòng của một quốc gia.
ADIZ là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm kiểm soát phi pháp toàn bộ Biển Đông và tất cả tài nguyên ở vùng biển này, theo ông Carpio.
Những hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây, từ quấy rối tàu cá các nước láng giềng cho đến xây đảo nhân tạo phi pháp, cho thấy Bắc Kinh muốn chiếm hết ngư trường, dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên trong tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông, ông Carpio cho hay.
“Kế hoạch lớn của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ Biển Đông cả về kinh tế lẫn quân sự”, ông Carpio nhận định.
Ông Carpio thừa nhận về mặt quân sự, khả năng của Philippines để đáp trả những hành động ngang ngược của Trung Quốc khá hạn chế, bởi Trung Quốc đang sản xuất đại trà nhiều loại tàu chiến ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời bình.
“Chúng tôi rất thận trọng bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc. Và chúng tôi không thể chống lại Trung Quốc về mặt quân sự”, ông Carpio cho hay.
Dù vậy, ông nhấn mạnh Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Manila đã chính thức đệ đơn kiện vào năm 2013, nhưng Bắc Kinh phớt lờ không tham gia các phiên phân xử.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc tối 9.10 đưa tin Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng phi pháp hai hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và Mỹ đã lên tiếng phản đối động thái này, theo Reuters. Washington cũng vừa thông báo với các đồng minh châu Á về kế hoạch tuần tra hải quân áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.