Phong cách Việt kiến trúc tương lai

Tham gia Diễn đàn quốc tế về môi trường - kiến trúc cảnh quan châu Á - Thái Bình Dương (APELA) ở Seoul, Hàn Quốc cuối năm ngoái, tôi càng khẳng định hướng phát triển bền vững và một nền kiến trúc xanh trong thời đại biến đổi khí hậu ngày nay.

Tham gia Diễn đàn quốc tế về môi trường - kiến trúc cảnh quan châu Á - Thái Bình Dương (APELA) ở Seoul, Hàn Quốc cuối năm ngoái, tôi càng khẳng định hướng phát triển bền vững và một nền kiến trúc xanh trong thời đại biến đổi khí hậu ngày nay.

Nhà sàn Bác Hồ - một biểu tượng của kiến trúc đương đại Việt NamNhà sàn Bác Hồ - một biểu tượng của kiến trúc đương đại Việt Nam
Bước vào cuối thế kỷ 21, chúng ta chứng kiến sự phục hưng các nền kiến trúc bản địa đương đại trong thế giới thứ ba, một sự kết hợp xu thế tiết kiệm năng lượng và kiến trúc sinh thái. Xu thế kiến trúc này nhằm tạo được sự hài hòa giữa con người, môi trường sinh thái và hình khối công trình. Các xu thế kiến trúc mới xuất hiện: “Hiện đại toàn cầu - bản địa” (Glocal = global/local), hoặc “Sinh thái - khí hậu” (Eco-Climate) do không ít kiến trúc sư tên tuổi châu Á đề xướng.
Hài hòa giữa con người, môi trường sinh thái và hình khối công trình
Khuôn viên đại học xanh ở  TP.HCM với mái cây xanh và sân vườn tươi mát
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống kiến trúc cảnh quan. Nhưng phải chăng khi bước vào thời đại phát triển công nghiệp, nền văn hóa cảnh quan đó đã bị lãng quên. Sự xuất hiện gần đây của xu thế kiến trúc “sinh thái - khí hậu” đang góp phần làm rõ nét hơn văn hóa cảnh quan đặc thù này, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước bước vào thời đại mới.
Từ năm 1954, Việt Nam độc lập nhưng đất nước bị chia đôi, đã xuất hiện các xu thế “kiến trúc hiện đại bản địa” (phía bắc) hay “kiến trúc hiện đại nhiệt đới hóa” (phía nam).
Về cơ bản, chúng kế thừa các nguyên tắc truyền thống về cảnh quan, tỷ lệ, sử dụng vật liệu tại chỗ, hình tượng kiến trúc đi từ công năng... thể hiện qua hình khối kiến trúc hiện đại.
Điển hình là ngôi nhà sàn Bác Hồ - nơi Người trú ngụ từ 1958 đến ngày mất năm 1969. Xây dựng trong một khuôn viên đẹp, ngôi nhà mang dáng dấp nhà ở truyền thống nông thôn Việt. Bày tỏ cảm tưởng về ngôi nhà sàn này, một kiến trúc sư tên tuổi người Ý Amedeo Cilento viết rằng:
“Đối với tôi đó chính là biểu tượng cho bản tuyên ngôn của kiến trúc đương đại Việt Nam.
Ngôi nhà ẩn mình dưới một công viên tuyệt mỹ, ở một vị trí riêng biệt, nhẹ nhàng, giản dị nhưng vô cùng tinh tế, hoàn toàn khác xa với biểu tượng mạnh mẽ của Phủ Chủ tịch.
Tầng một không có tường, cũng không có ranh giới giữa trong nhà và ngoài nhà. Đó là một khoảng không giữa mặt đất và sân trong nhà, được bao quanh bởi một cái ao nhỏ bổ sung cho cảnh quan.
Ngôi nhà được dựng ngay bên bờ ao, bởi vì nước chính là nguyên tố cốt lõi của đời sống và văn hóa Việt Nam. Đúng là tuyệt vời khi người Việt Nam thường nói về Tổ quốc là “đất và nước” (đất nước)! Hầu hết các dân tộc khác trên thế giới chỉ nói về “đất” mà không bao giờ nhắc đến “nước”. Giá trị gia tăng của văn hóa Việt Nam thực sự là nhân tố nước.
Ngôi nhà mang tính truyền thống chứ không hiện đại, và có thể so sánh với ví dụ điển hình nhất về kiến trúc sinh học. Điều này nhắc tôi nhớ lại câu nói nổi tiếng của kiến trúc sư Mies Van Der Rohe: “Đơn giản là đỉnh cao/less is more” - xu hướng hiện đại hào nhoáng ngày nay với chất liệu kính hoàn toàn không phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Mỗi lần đặt chân đến Hà Nội, tôi đều đến thăm ngôi nhà này. Tôi đi bộ xung quanh ao cá, tôi ngửi mùi hoa nhài, hoa cam và tôi cảm thấy trẻ lại. Tôi cảm thấy ngôi nhà này gợi lại ký ức tuổi thơ của người Việt Nam, với những người an cư hiền hòa dọc theo các triền đồi và sống một cuộc sống yên tĩnh và thanh tịnh. Đó chính là tinh thần thực sự của người Việt”.
 Các khuôn viên  đại học xanh ở Hà Nội và TP.HCM với mái cây xanh và sân vườn tươi mát
Sự xuất hiện một “Phong cách kiến trúc Việt”
Khi đất nước thống nhất sau 1975, đặc biệt với chính sách “Đổi mới”, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng cùng với nhiều đổi thay trong kiến trúc cảnh quan đô thị. Hoạt động kiến trúc cảnh quan đối mặt với các vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa, sáng tạo bản sắc đô thị mới, giải pháp cho không gian trống, phát triển giao thông công cộng và đi bộ, tạo dựng không gian xã hội và cộng đồng, làm theo các chuẩn mực phát triển bền vững.
Ngày nay, kiến trúc sư trẻ Việt (trong lẫn ngoài nước) đã tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm tháng khi thiết kế khắp mọi miền đất nước: quy hoạch đô thị, khu nhà ở, thương mại, khu công nghiệp, biệt thự và khu nghỉ dưỡng...
Nhiều công trình do lớp thiết kế kiến trúc trẻ, như Võ Trọng Nghĩa, Nguyễn Hòa Hiệp, Hoàng Thúc Hào... được quốc tế đánh giá cao, chứng minh rằng nếu xu thế “xanh” này được nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư sâu, có thể là một “phong cách Việt” kiến trúc tương lai.
Nhà trẻ xanh với mái trồng rau cùng ba sân trong thoáng mát
Trong các công trình của mình, đặc biệt kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã sử dụng vật liệu không đắt cùng kỹ thuật truyền thống địa phương kết hợp với thẩm mỹ và công nghệ hiện đại.
Sẽ không quá lời nếu nói rằng các công trình bằng tre, đá, những khu nghỉ dưỡng như I-Resort, Six Senses Ninh Vân, Ana Mandara... đang sở hữu "mã nguồn" - những thông điệp, triết lý của kiến trúc Việt đương đại. Những kiến trúc này không phô khoe hoành tráng, mà có quy mô khiêm tốn, nép tựa vào thiên nhiên, sử dụng vật liệu tự nhiên của địa phương. Ngôi nhà thường sáng và thoáng, tiện nghi mà giản dị, từng chi tiết được chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng là hướng đến cái mộc mạc. Cái bản sắc, sự khác biệt đã được làm sáng rõ trong khi tích hợp các giá trị văn hóa khác của khu vực và thế giới...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.