Tòa án tối cao Mỹ từ chối giảm mức phạt cho đài CBS trong vụ Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) phạt kênh truyền hình này phát sóng hình ảnh “lộ ngực” của ca sĩ Janet Jackson.
Sự cố trên bị khán giả lên tiếng chỉ trích dữ dội và pháp luật đã vào cuộc nghiêm túc.
Trong giờ nghỉ giữa hai hiệp tại giải Super Bowl (tranh chức vô địch bóng bầu dục Mỹ) năm 2004, Janet Jackson biểu diễn cùng ca sĩ Justin Timberlake.
Trong một động tác vũ đạo, Justin Timberlake hơi mạnh tay giật chiếc áo dây của Janet Jackson và vô tình làm lộ ngực cô trong vài giây. Do đang truyền hình trực tiếp nên hình ảnh trên ảnh hưởng đến khoảng 90 triệu khán giả.
Dù ngay sau đó CBS lên tiếng xin lỗi nhưng làn sóng chỉ trích vẫn lan rộng buộc FCC vào cuộc. Cơ quan này phạt đài truyền hình CBS mức phí 550.000 USD cho sự cố phản cảm.
|
Cho rằng án phạt trên là quá nặng và do thời gian kéo dài mức tiền được điều chỉnh theo thời gian, đài CBS đã khiếu nại lên Tòa án tối cao Mỹ. Tuy nhiên, vụ kháng cáo thất bại và mức phạt từ FCC vẫn sẽ được giữ nguyên.
Rõ ràng, hành động phản cảm dù ở bất cứ nước nào cũng bị lên án, chỉ trích. Ở một nước thoáng như Mỹ, dù “lộ ngực” của Janet chỉ là sự cố riêng ca sĩ nhưng đài truyền hình vẫn phải chịu phạt nặng vì trực tiếp cả chương trình. Mức phạt đã quy định thì phải nghiêm túc thực hiện.
Trông người ngẫm đến ta, thời gian qua những vụ lộ ngực, hát nhép được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình nhưng rốt cuộc chỉ có ca sĩ, đơn vị tổ chức bị triệu tập.
Họ có thể bị phạt hành chính hoặc áp dụng theo quy định mới của cơ quan quản lý nhưng phía đài truyền hình, đơn vị phát sóng chương trình đến khán giả thì không hề có động thái nào dù là lời xin lỗi.
Theo T.Vũ / Người Lao Động
>> Những cuộc ly hôn ngỡ ngàng nhất Hollywood
>> Sao Hollywood được đền tiền tỉ nhờ lộ ảnh nude
>> Đạo diễn Hollywood bị "ném đá" vì nhầm Lý Băng Băng là Phạm Băng Băng
Bình luận (0)