Theo đó, cha mẹ cần hỗ trợ các các em học trực tuyến những mặt sau đây.
1. Trang thiết bị, hệ thống kết nối phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Xây dựng cho trẻ không gian học tập hợp lý; nắm vững thời khóa biểu, kế hoạch học tập ở trường; kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc ghi bài, làm bài tập hàng ngày của con.
2. Trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của con. Cách tốt nhất là tham gia vào các nhóm do giáo viên (hoặc phụ huynh) lập để nắm bắt, trao đổi các hoạt động của trường, tình hình học tập của con.
3. Hỗ trợ con khi vào tiết học để không bị chậm trễ, hoặc không lúng túng các thao tác lúc học, hoặc khi làm và gửi bài tập, chuyển đổi đường link giữa các tiết học, môn học.
4. Nếu có điều kiện, phụ huynh có thể kèm cặp trực tiếp khi con đang học. Nhưng chú ý là chỉ hỗ trợ chứ không học thay, làm thay cho con. Phụ huynh có thể kiểm tra kết quả học tập, củng cố kiến thức của các em sau khi học bằng nhiều cách như hình thức vấn đáp hoặc cho thêm các bài tập đồng dạng.
5. Kiểm soát sự tập trung của con, không để con tự ý làm việc riêng, mất trật tự, ăn uống trong tiết học. Nhắc nhở thêm về tư thế ngồi học, trang phục, cách xưng hô với giáo viên, cách nói năng với bạn bè.
6. Không nên cho trẻ ngồi trước màn hình, sử dụng điện thoại quá nhiều trước và cả sau tiết học. Vì như thế các em sẽ dễ mệt mỏi, mất tập trung khi vào tiết học, không tốt cho sức khỏe nếu kéo dài.
7. Trẻ ngồi học trực tuyến nhiều ngày dễ gây ra hệ lụy như béo phì, suy nhược cơ thể do ít vận động. Vì vậy, phụ huynh cần tận dụng không gian trong nhà, sân thượng cho các em tập luyện thể dục thể thao thêm.
8. Tiếp xúc với máy tính, điện thoại nhiều sau thời gian học trực tuyến khiến các em có thói quen thích tương tác nhiều hơn với các phương tiện này. Nhiều trẻ lại thích khám phá, tò mò, vậy nên phụ huynh cần cảnh giác trước những ảnh hưởng tiêu cực với trẻ khi sử dung mạng xã hội.
Bình luận (0)