Chiến dịch tự tước quyền được giám hộ của phụ nữ Ả Rập Xê Út - nước duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ lái xe - đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Kể từ tháng 7 vừa qua, hashtag trên Twitter bằng tiếng Ả Rập: "Phụ nữ Ả Rập Xê Út muốn bỏ hệ thống giám hộ" bắt đầu lan truyền nhanh sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đăng thông tin về vấn đề này. Làn sóng phụ nữ Ả Rập Xê Út viết bình luận, đăng clip và làm các tác phẩm nghệ thuật chống lại luật giám hộ nổi lên mạnh mẽ. Các vòng tay với dòng chữ in bên trên "Tôi là người giám hộ chính tôi" bắt đầu xuất hiện khắp nơi.
BBC dẫn lời nhà hoạt động Aziza Al-Yousef cho biết cô rất tự hào về chiến dịch này. Nhưng "tự hào" không thì chưa đủ. Ngày 26.9, cô cùng các nhà hoạt động nữ quyền khác đã trực tiếp đem thư kiến nghị kể trên đến Tòa án Hoàng gia nhưng được đề nghị gởi nó qua email. Al-Yousef cho biết điều quan trọng nhất của vụ kiện là yêu cầu luật pháp phải xác định độ tuổi thành niên, có thể từ 18 đến 21 tuổi, và một khi phụ nữ đạt tới độ tuổi này thì "phải được đối xử như một người lớn".
|
Cô nói: "Nhìn rộng ra mọi khía cạnh, điều quan trọng là phải đối xử với phụ nữ như một công dân toàn quyền". Cô muốn chấm dứt quy chế "công dân hạng hai" với phụ nữ như hiện nay.
Bản thân Aziza từng bị cảnh sát "hỏi thăm" hồi năm 2013 vì vi phạm pháp luật: "dám" lái xe. Ở vương quốc Hồi giáo cực kỳ bảo thủ này, phụ nữ bị cấm lái xe hoàn toàn, còn muốn làm nhiều điều khác thì phải xin phép người giám hộ của mình - dù họ có vượt xa cái tuổi trưởng thành đi chăng nữa. Người giám hộ tất nhiên luôn là đàn ông. Trong nhiều trường hợp, khi người phụ nữ đó không còn cha, còn chồng, không có anh em trai thì người giám hộ có khi là con trai!
tin liên quan
Ả Rập Xê Út, nơi phụ nữ được làm phi công nhưng không thể... lái xeNếu bước ra khỏi chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner, tổ lái toàn nữ của Hãng hàng không hoàng gia Brunei sẽ không thể lái xe đi được vài mét. Lý do: họ đang ở Ả Rập Xê Út.
Những "hành vi" buộc phụ nữ phải xin phép bao gồm làm thủ tục xin hộ chiếu, ra nước ngoài, kết hôn, thuê nhà, điều trị tại bệnh viện, làm thủ tục kiện tụng... Nhiều công ty và trường đại học thậm chí yêu cầu phụ nữ phải được "người giám" hộ đồng ý mới nhận họ. Thế là "người được giám hộ" luôn ở trong thế phải cầu cạnh, xin xỏ "người giám hộ".
Nhưng không phải ai cũng yêu thích tự lập. Đối lập với phong trào đòi nữ quyền đang trỗi lên mạnh mẽ kể trên, lắm phụ nữ Ả Rập Xê Út không muốn bỏ "quyền được giám hộ". Trên mạng xã hội xuất hiện một hastag khác, tạm dịch: Quyền giám hộ là tốt cho cô ấy, không phải chống lại cô ấy. Báo Gulf News cho rằng nên duy trì quyền này, có điều sửa đổi để cho nó thích hợp hơn.
Bình luận (0)