Phụ nữ miền Bắc 'nai lưng' 54 giờ/tuần lo cơm áo

22/04/2016 09:05 GMT+7

Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Phụ nữ VN được công bố tại hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tổ chức hôm qua (21.4) tại Hà Nội, thời gian làm việc của phụ nữ miền Bắc bình quân 54 giờ/tuần.

Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Phụ nữ VN được công bố tại hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tổ chức hôm qua (21.4) tại Hà Nội, thời gian làm việc của phụ nữ miền Bắc bình quân 54 giờ/tuần.

Khảo sát tại Công ty TNHH Mobase VN (Bắc Ninh) - Ảnh: Học viện Phụ nữ VN cung cấpKhảo sát tại Công ty TNHH Mobase VN (Bắc Ninh) - Ảnh: Học viện Phụ nữ VN cung cấp
TS Dương Kim Anh, Trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ VN cho biết, khảo sát nhóm của bà thực hiện ở 5 tỉnh thành (Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Ninh Bình) cho thấy, trung bình một lao động nữ phải làm việc 54 giờ/tuần. Đây là mức thời gian làm việc rất cao, vượt xa mức tiêu chuẩn là 40 giờ/tuần.
Khảo sát này chỉ dành cho những công việc mà các lao động nữ làm để có thu nhập, chưa tính các hoạt động trong ngày khác mà một phụ nữ thường phải đảm nhiệm, như việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái…
Khảo sát cũng cho thấy, phụ nữ tự lao động kiếm sống tại địa phương phải tốn thời gian vào việc mưu sinh hơn (56,38 giờ/ tuần) phụ nữ làm công ăn lương tại các doanh nghiệp (51,49 giờ/ tuần). Tuy nhiên, thu nhập bình quân của nữ lao động trong doanh nghiệp cao hơn lao động nữ ở địa phương gấp hơn 2 lần (4,1 triệu đồng so với 1,85 triệu đồng/tháng).
Nhóm nghiên cứu cho rằng, kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh chung khi tiền công trong các doanh nghiệp bao giờ cũng cao hơn so với làm nông nghiệp hay nhiều ngành nghề khác ở nông thôn.
Một nghịch lý trong kết quả khảo sát là mặc dù nữ lao động trong doanh nghiệp có mức thu nhập cao hơn, đa phần tuổi trẻ hơn, học vấn và chuyên môn cao hơn nhưng mức độ hài lòng với cuộc sống lại thấp hơn(25%) so với lao động nữ địa phương (31,1%).
“Phải chăng lý do từ áp lực công việc kéo theo những áp lực khác từ cuộc sống của lao động nữ trong doanh nghiệp? Đây là vấn đề cần được quan tâm trong các nghiên cứu tiếp theo và cần có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nữ”, TS Dương Kim Anh khuyến cáo.
Một nghịch lý khác cũng liên quan tới khuyến cáo trên, đó là xu hướng lựa chọn nghề của lao động nữ. Trong khi thu nhập là yếu tố quan trọng để nữ lao động trong doanh nghiệp quyết định lựa chọn nghề thì nữ lao động ở địa phương thường đặt các điều kiện như công việc phù hợp với điều kiện gia đình, điều kiện sức khỏe và khả năng của bản thân lên hàng đầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.