Chiều 28.6, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án "yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Thanh Phương (35 tuổi, công tác tại đội CSGT Bến Thành, ngụ xã Bình Mỹ, H.Củ Chi) đối với hai bị đơn là chủ tịch UBND xã Bình Mỹ, H.Củ Chi và bà Nguyễn Thị Kim Loan, tổ trưởng tổ 9, ấp 4A, xã Bình Mỹ.
tin liên quan
CSGT kiện lãnh đạo xã vì bị nhận xét 'hách dịch'Trước đó, ngày 20.6, phiên tòa từng hoãn xử do 2 bị đơn vắng mặt không lý do.
Bị hạ bậc thi đua
Ông Phương công tác tại đội CSGT Bến Thành thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM. Năm 2017, thực hiện chủ trương của ban giám đốc Công an TP.HCM về việc lấy ý kiến góp ý và nhận xét của địa phương nơi cư trú đối với cán bộ chiến sĩ trong ngành công an, ông Phương đã nộp phiếu góp ý kiến cho địa phương, nơi ông đang cư trú để nhận xét.
Tháng 10.2017, khi nhận lại phiếu, vị CSGT này bất ngờ thấy phiếu đánh giá "ông Phương quan hệ với quần chúng chưa tốt, lãng phí, bản thân ông Phương không tham gia sinh hoạt tổ nhân dân, có thái độ hách dịch, ỷ quyền, xem thường mọi người xung quanh,...".
Cho rằng những nội dung đánh giá trên của tổ trưởng và chủ tịch xã không đúng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân và gia đình, ngoài ra, từ bản nhận xét trên, ông bị hạ bậc thi đua năm 2017 nên CSGT Nguyễn Thanh Phương đã nộp đơn khởi kiện ra tòa yêu cầu bị đơn xin lỗi, bồi thường tổn thất tinh thần cho ông bằng 10 tháng lương cơ bản, tương đương 13 triệu đồng.
Quá trình giải quyết sơ thẩm vụ án, bị đơn là Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ trình bày, việc nhận xét của chủ tịch dựa vào ý kiến đóng góp của bà con nơi ông Phương và gia đình ông Phương đang cư trú, không phải ý kiến chủ quan của bản thân chủ tịch xã.
tin liên quan
Thượng úy CSGT kiện chủ tịch UBND xã vì bị phê xấuBị đơn là bà Nguyễn Thị Kim Loan cũng trình bày, với trách nhiệm là tổ trưởng, sau khi nhận được yêu cầu góp ý vào phiếu góp ý, bà đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của nhân dân trong tổ. Bản thân bà và người dân trong tổ nhận thấy ông Phương và gia đình không tham gia các cuộc họp tại địa phương, trong quan hệ quần chúng thì không tốt; Khi có đám giỗ, gia đình ông Phương mở nhạc ồn ào khiến việc học tập của trường học gần đó bị ảnh hưởng; anh ruột ông Phương đã xây nhà không phép, không tự nguyện tháo dỡ mà phải cưỡng chế. Từ đó, bà Loan cho rằng việc bà nhận xét vào phiếu là đúng, khách quan.
Tại tòa sơ thẩm, ông Phương cho biết cán bộ địa phương trình bày chủ yếu những vi phạm của anh ruột ông, và vi phạm này không thể bắt ông phải chịu trách nhiệm, trong khi phiếu góp ý dành cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân có nội dung chủ yếu nhận xét về bản thân của chiến sĩ đó. Ngoài ra, trong năm 2017, gia đình ông có một lần đám giỗ và mở nhạc làm ồn chỉ 1 lần. Trong năm 2017, gia đình ông cũng chỉ được mời đi họp tổ dân phố có một lần và đã tham dự đầy đủ.
Bồi thường tổn thất tinh thần, cần chứng minh thiệt hại thực tế?
Cuối năm 2018, TAND H.Củ Chi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Theo tòa, ông Phương khởi kiện vì cho rằng phiếu góp ý đã gây thiệt hại cho ông cả về danh dự, nhân phẩm lẫn uy tín bị xâm phạm. Tuy nhiên, theo Bộ luật dân sự thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là phải có thiệt hại xảy ra. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Phương không xuất trình được những căn cứ chứng minh thu nhập, lương thực tế của ông bị thay đổi trước và sau khi có phiếu góp ý kiến của địa phương. Tòa án cho rằng thu nhập thực tế của ông Phương không bị giảm sút.
tin liên quan
Thượng úy CSGT kiện chủ tịch xã vì bị phê xấu vào phiếu góp ýNgoài ra, ông Phương cho rằng phiếu góp ý kiến làm ông bị hạ bậc thi đua, tuy nhiên, căn cứ vào công văn của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt thuộc Công an TP.HCM thì ông Phương đang được đề nghị bổ sung danh hiệu chiến sĩ tiên tiến và chưa có kết quả xét thi đua.
Theo HĐXX cấp sơ thẩm, do thiệt hại thực tế của ông Phương chưa xảy ra, ông Phương chưa chứng minh được thiệt hại của mình nên TAND H.Củ Chi đã bác yêu cầu khởi kiện của ông. Đồng thời, vì không có thiệt hại thực tế nên HĐXX không xét đến các yếu tố lỗi, mối quan hệ nhân quả và hành vi trái pháp luật.
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, CSGT Nguyễn Thanh Phương kháng cáo toàn bộ bản án lên cấp phúc thẩm vì cho rằng việc xét xử không đúng, chưa khách quan, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông.
Theo CSGT Nguyễn Thanh Phương, ông cần tòa xác định việc nhận xét của nguyên đơn là sai từ đó buộc nguyên đơn phải xin lỗi ông. Hơn nữa, ông chỉ yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần, không phải bồi thường thiệt hại về vật chất nên việc tòa bắt tôi chứng minh thiệt hại thực tế là không phù hợp.
Bình luận (0)