Phương hướng Mỹ - Nhật liên minh đối phó Trung Quốc

Khánh An
Khánh An
09/12/2020 10:05 GMT+7

“Liên minh Mỹ và Nhật có thể vượt ra ngoài lĩnh vực an ninh và bao gồm cả công nghệ và kinh tế, cơ sở hạ tầng để chống lại sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ”

Các chuyên gia và cựu quan chức quốc phòng Mỹ cho biết liên minh Mỹ - Nhật Bản có thể là điểm khởi đầu lý tưởng để chính phủ của Tổng thống tân cử Joe Biden định hình lại chiến lược đối phó tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.
“Liên minh Mỹ và Nhật có thể vượt ra ngoài lĩnh vực an ninh và bao gồm cả công nghệ và kinh tế, cơ sở hạ tầng để chống lại sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc”, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Joseph Nye phát biểu tại một sự kiện của Tổ chức Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) ngày 7.12, theo tờ South China Morning Post.
Tại sự kiện này, CSIS công bố báo cáo về liên minh Mỹ - Nhật năm 2020, trong bối cảnh nội các tương lai của ông Biden xem các liên minh, kinh tế và tổ chức đa phương trở thành trung tâm trong chiến lược đối phó tham vọng tăng cường sức ảnh hưởng trên toàn cầu của Trung Quốc. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage, hiện là chủ tịch của Công ty tư vấn Armitage International, lưu ý rằng chính phủ tương lai của ông Biden sẽ không mềm mỏng với Trung Quốc, vì những ứng viên được đề cử vào các vị trí quan trọng ở Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đều là những người cứng rắn với Trung Quốc.

2 tàu sân bay tham gia diễn tập hải quân "bộ tứ" Ấn Độ - Úc - Nhật Bản - Mỹ

Nổi bật trong báo cáo của CSIS là đề xuất thúc đẩy liên minh an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bằng cách kết nối các đối tác trong khu vực, đối phó với chiến lược “vùng xám” cưỡng ép của Trung Quốc bằng cách đảm bảo sự phối hợp chiến lược của chuỗi đảo thứ nhất trải dài từ Nhật đến Malaysia. Bên cạnh đó là cơ hội cho Nhật tham gia nhóm chia sẻ thông tin tình báo Ngũ Nhãn gồm Anh, Canada, Mỹ, New Zealand và Úc, thành lập nhóm Lục Nhãn. Liên minh Mỹ - Nhật cũng cần mở rộng nhóm “tứ giác kim cương” gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật và Úc. Về hợp tác kinh tế và công nghệ, báo cáo cho rằng Mỹ nên tham gia Hiệp ước Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tham gia định hình các quy tắc, tiêu chuẩn về kinh tế, bên cạnh hợp tác với Nhật trong công nghệ 5G.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.