Trang Financial Times còn cho rằng số lượng chip Trung Quốc sẽ tăng 60% trong vòng 3 năm tới. Chính vì lý do này, một số chuyên gia tin rằng các đối thủ phương Tây sẽ không dễ dàng chống chọi lại sự tấn công dữ dội này.
Giáo sư Chris Miller, tác giả cuốn sách Cuộc chiến chip và là một chuyên gia về thị trường bán dẫn toàn cầu đã chia sẻ mối quan ngại của những chuyên gia khác trong ngành, những người tin rằng việc mở rộng không kiểm soát của các nhà sản xuất linh kiện cốt lõi của Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng sản xuất quá mức và thị trường tồn kho quá nhiều trong những năm tới. Mặc dù chưa có khả năng tiếp cận các công nghệ in thạch bản tiên tiến nhưng các công ty Trung Quốc đang tích cực tăng khối lượng sản xuất các loại chip thô sơ không phải chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh.
Mặc dù ban lãnh đạo TSMC đã thừa nhận mối đe dọa của việc sản xuất quá mức các con chip phức tạp trên toàn cầu, tuy nhiên họ cũng cho rằng điều này không gây ra mối đe dọa trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của chính TSMC. CEO CC Wei của TSMC cho rằng, trong lĩnh vực in thạch bản tiên tiến, công ty không chỉ tập trung vào việc tùy chỉnh các quy trình kỹ thuật theo nhu cầu của một khách hàng cụ thể mà còn ký kết các hợp đồng dài hạn đảm bảo lợi nhuận ổn định. Vì lý do này, TSMC không những không sợ sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc mà còn có thể tăng công suất, ngay cả với chip công nghệ cũ như 28nm.
Chris Miller cho rằng sự tăng tốc của chip Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến tất cả phân khúc của thị trường linh kiện bán dẫn, đặc biệt khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc không đủ sức thu hút khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Bên cạnh đó, các quốc gia phương Tây có thể tiếp tục gây áp lực lên các nhà sản xuất Trung Quốc bằng việc hạn chế tiếp cận thiết bị sản xuất chip và có thể mở rộng khi cần thiết.
Bình luận (0)