Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay, một số địa phương chưa làm đúng Nghị định 128, gây phiền hà cho dân. Đó là nhận xét được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đưa ra sáng nay 17.10, khi chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng chống dịch trong đợt dịch thứ 4 từ cuối tháng 4.2021 đến nay. Thủ tướng cho rằng vẫn còn một số nơi chưa làm theo đúng quy định chung tại Nghị quyết 128 Hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, làm ách tắc, vướng mắc không cần thiết, gây phiền hà cho nhân dân.
Chắc chắn miền Tây có thêm vắc xin phòng Covid-19 |
Thủ tướng đề nghị các địa phương báo cáo, phản ánh về tình hình sau 1 tuần thực hiện Nghị quyết 128 và hướng dẫn của Bộ Y tế, những điểm còn vướng mắc, chưa thống nhất để sửa đổi, bổ sung quy định. Thủ tướng nêu rõ tinh thần chung là lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất, xuyên suốt từ T.Ư tới địa phương, các địa phương áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhưng không được quy định trái với quy định của T.Ư, nếu thực hiện các biện pháp cao hơn, sớm hơn quy định chung thì phải báo cáo cấp trên.
Xe luồng xanh qua Bình Phước khi quét mã QR hợp lệ sẽ cho đi ngay |
hoàng giáp |
Khách đi đường bộ, đường biển “vùng xanh” không phải xét nghiệm. Tối 16.10, Bộ GTVT ban hành hướng dẫn tạm thời áp dụng với hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không. Đối với hành khách đi đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.
Bên cạnh đó, xét nghiệm với hành khách có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20.10. Theo đó, hành khách phải tiêm 2 mũi vắc xin, hoặc là F0 đã khỏi bệnh chưa đến 6 tháng, xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Người đi xe khách không bắt buộc phải xét nghiệm Covid-19 |
Người tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 đến Sóc Trăng không phải cách ly. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ký ban hành quy định tạm thời các biện pháp hành chính thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 từ ngày 17.10. Theo đó, người từ ngoài tỉnh vào địa bàn Sóc Trăng nếu có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19 ít nhất 14 hoặc có giấy chứng nhận đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng và đến từ vùng không có dịch (nếu đến từ vùng có dịch phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính còn giá trị) thì không phải cách ly y tế.
Khi di chuyển trong nội tỉnh Sóc Trăng thực hiện theo quy định đi lại giữa các vùng xanh, vàng, cam, đỏ của tỉnh. Các trường hợp còn lại khi vào địa bàn Sóc Trăng phải thực hiện cách ly y tế tập trung hoặc cách ly tại nhà theo quy định.
Bình Phước tạm dừng việc dẫn đoàn người các địa phương qua tỉnh. Từ 0 giờ ngày 17.10, Công an tỉnh Bình Phước tạm dừng tổ chức dẫn đoàn người từ hướng Tây Nguyên đến Bình Dương và các tỉnh Đông Nam bộ cũng như hướng ngược lại. Theo đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, Công an tỉnh tạm dừng việc tổ chức dẫn đoàn người qua địa phương, không phân biệt người đi ô tô, xe máy, các phương tiện khác và người đi bộ (riêng xe luồng xanh thì quét mã QR hợp lệ cho đi ngay).
Cán bộ trực chốt kiểm tra giấy tờ đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 (liều thứ 2 đã 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng. Đối với người mới tiêm 1 mũi vắc xin hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ. “Nếu thỏa mãn một trong các điều kiện trên thì lực lượng chức năng sẽ nhanh chóng giải quyết cho đi qua tỉnh Bình Phước. Trường hợp không có giấy xét nghiệm thì công an cũng sẽ hướng dẫn người dân xét nghiệm và giải quyết ngay theo quy định”, đại tá Long nhấn mạnh.
Về Nghệ An từ vùng dịch cách ly tại nhà nếu đã tiêm 2 mũi vắc xin. Nghệ An vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Theo đó, người về từ địa bàn có dịch (khu vực nguy cơ rất cao hoặc vùng phong tỏa) và 4 tỉnh, thành phố (TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An) đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 phải cách ly tại nhà 7 ngày; người tiêm chưa đủ liều vắc xin phải cách ly tập trung trong 7 ngày, tiếp tục cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày tiếp theo.
Đối với người chưa tiêm vắc xin phải cách ly y tế tập trung trong 14 ngày. Người đến từ khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3) và 15 tỉnh, thành phố phía nam còn lại nếu đã tiêm đủ 2 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, hạn chế tiếp xúc. Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phải cách ly tại nhà ít nhất 7 ngày.
Người vào Lâm Đồng phải ký cam kết phòng chống Covid-19. Sở Y tế Lâm Đồng vừa có văn bản gửi các các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chốt kiểm soát phòng, chống dịch và các đơn vị trong toàn ngành y tế về việc triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 cho người từ các tỉnh vào Lâm Đồng. Theo đó, các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh chỉ cho phép người đi về từ khu vực có dịch (cấp 4) qua chốt khi có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 còn hiệu lực trong 72 giờ.
Đồng thời yêu cầu người dân qua chốt ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trước khi vào tỉnh Lâm Đồng. Nếu nơi ở của các trường hợp cách ly tại nhà không đủ điều kiện làm nơi cách ly theo Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 27.3.2020 của Bộ Y tế thì UBND các xã, phường, thị trấn trình UBND các huyện, thành phố ban hành quyết định cách ly tập trung theo quy định.
Ngân sách đã chi hơn 30.000 tỉ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 |
Tiền Giang vẫn kiểm soát giấy đi đường của người ngoài vào tỉnh. Từ khi Nghị quyết 128 của Chính phủ có hiệu lực (11.10.2021), tỉnh Tiền Giang đã ban hành một số công văn thông báo áp dụng như không kiểm soát giấy đi đường trong toàn tỉnh đối với người dân thuộc các xã vùng xanh, vùng vàng (cấp độ 1, 2); 100% cán bộ, công - viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước đi làm lại.
Tỉnh Tiền Giang vẫn duy trì kiểm soát giấy đi đường, test nhanh đối với người và phương tiện vào địa bàn tỉnh tại các tuyến quốc lộ cũng như tất cả các tuyến đường mòn lối mở. Một số đơn vị hành chính cấp huyện vẫn duy trì chốt kiểm soát vào địa bàn và kiểm tra giấy đi đường, test nhanh. Trong đó, cá biệt có H.Gò Công Tây vẫn duy trì tất cả các chốt kiểm soát dịch (kể cả chốt khóa cứng) trên địa bàn, gây rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển làm ăn chính đáng của người dân.
Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, ngân sách đã chi hơn 30.000 tỉ đồng cho phòng chống dịch Covid-19. Đây là thông tin được công bố trong cuộc họp trực tuyến sáng 17.10 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, với các địa phương về những kết quả bước đầu của công tác phòng chống dịch từ cuối tháng 4.2021 đến nay. Theo đó, riêng kinh phí ngân sách Nhà nước đã cấp thực hiện phòng chống dịch Covid-19 là hơn 30.400 tỉ đồng. Trong số này, các bộ, cơ quan T.Ư đã sử dụng hơn 25.200 tỉ đồng (nhiều nhất là Bộ Y tế 21.188 tỉ đồng, trong đó sử dụng mua vắc xin hơn 15.500 tỉ đồng). Ngoài ra, số tiền hỗ trợ các địa phương trong năm 2021 là 5.154 tỉ đồng (hỗ trợ đặc thù riêng cho một số địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lan rộng: Hải Dương 270 tỉ đồng, TP.HCM 2.000 tỉ đồng, Đồng Nai 500 tỉ đồng, Bình Dương 500 tỉ đồng).
Bình luận (0)