Chiến sự ngày 222: Ukraine đạt đột phá ở miền nam, Nga cách chức thượng tướng?

Văn Khoa
Văn Khoa
04/10/2022 05:41 GMT+7

Các lực lượng Ukraine được cho là đã đạt bước đột phá lớn nhất ở miền nam kể từ khi chiến sự bùng nổ, trong khi Bộ Quốc phòng Anh cho rằng Tổng thống Vladimir Putin khó có khả năng dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Các lực lượng Ukraine ngày 3.10 tiến nhanh dọc theo sông Dnipro thuộc miền nam Ukraine, đe dọa các tuyến đường tiếp tế cho hàng nghìn binh sĩ Nga, theo Reuters. Kyiv không đưa ra xác nhận chính thức về bước tiến mới, nhưng các nguồn tin Nga thừa nhận rằng một cuộc tấn công của xe tăng Ukraine đã tiến sâu hàng chục km dọc theo bờ tây của con sông, chiếm lại một số ngôi làng.

Một xe bọc thép của lực lượng Nga được lực lượng Ukraine thu giữ và sử dụng tại tỉnh Donesk, miền đông Ukraine ngày 3.10

REuters

Bước đột phá trên phản ánh những thành công gần đây của Ukraine ở miền đông đã xoay chuyển tình thế trong cuộc chiến chống Nga, ngay cả khi Moscow cố gắng nâng cao lợi thế bằng cách sáp nhập lãnh thổ, ra lệnh động viên quân sự và đe dọa trả đũa bằng vũ khí hạt nhân, theo Reuters.

"Tình hình căng thẳng, có thể nói như vậy", ông Vladimir Saldo, người đứng đầu chính quyền tỉnh Kherson thuộc miền nam Ukraine do Moscow bổ nhiệm, cho biết trên truyền hình nhà nước Nga. Ông thừa nhận Ukraine đã đạt được đột phá tại khu vực Dudchany ở bờ tây sông Dnieper.

Xem nhanh: Ngày 221 chiến dịch quân sự, Mỹ cảnh báo Nga về hạt nhân, Ukraine sẽ sớm có thêm tin vui?

Trước đó, trong bài phát biểu hằng đêm ngày 2.10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay Kyiv không chỉ giành được thành công quân sự ở thành phố Lyman trong tỉnh Donesk thuộc miền đông mà còn ở Kherson. Ông nói các lực lượng Ukraine đã giải phóng các khu định cư Arkhanhelske và Myrolyubivka tại tỉnh miền nam. Đến tối 3.10, chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Xem thêm: Lực lượng Ukraine tiến vào Lyman, quân Nga rút lui

Nga cách chức chỉ huy Quân khu miền Tây?

Hãng tin RBC (Nga) ngày 3.10 loan tin Nga đã cách chức chỉ huy Quân khu miền Tây, thượng tướng Alexander Zhuravlyov và ông này sẽ được thay thế bởi trung tướng Roman Berdnikov.

Một số trang tin khác cũng đã đưa thông tin ông Zhuravlyov mất chức, nhưng đến tối qua chưa có xác nhận chính thức về sự thay đổi này, theo Reuters.

Thông tin trên được đưa ra theo sau những tổn thất nghiêm trọng của Nga ở đông bắc Ukraine vào tháng trước và việc thành phố Lyman bị lực lượng Ukraine tái chiếm hôm 1.10.

Nga thay chỉ huy quân khu miền Tây

Xem thêm: Chiến sự đến tối 2.10: Lý do ông Putin 'bỏ' Lyman và khả năng dùng hạt nhân

Ông Putin khó có khả năng dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace mới đây cho rằng tuy việc sử dụng vũ khí hạt nhân nằm trong học thuyết quân sự của Nga, việc sử dụng vũ khí này sẽ không được Trung Quốc và Ấn Độ chấp nhận.

Bộ trưởng Wallace đưa ra đánh giá trên tại một cuộc họp báo của đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh ngày 2.10, theo Đài LBC News. Ông Wallace còn nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "đã được trao cho một cảm giác rất rõ ràng về những gì có thể chấp nhận và không thể chấp nhận" trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đối với phát ngôn trên của Bộ trưởng Wallace.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với CNN ngày 2.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng đã cho hay ông không thấy có bất kỳ dấu hiệu cho thấy Tổng thống Putin đã quyết định cho sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột với Ukraine.

IAEA kêu gọi Nga thả lãnh đạo nhà máy điện hạt nhân Ukraine

Xem thêm: Chiến sự tối 3.10: Nga lên tiếng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân

Cựu giám đốc CIA: Mỹ sẽ 'hủy diệt' nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Tướng lục quân Mỹ nghỉ hưu David Petraeus, người từng là giám đốc CIA mới đây dự đoán Washington sẽ dẫn đầu một cuộc đáp trả mang tính "hủy diệt" nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, theo Đài RT ngày 3.10.

“Chúng ta sẽ ứng phó bằng cách dẫn đầu một nỗ lực tập thể của NATO mà sẽ loại bỏ lực lượng Nga mà chúng ta có thể thấy và xác định trên chiến trường ở Ukraine cũng như ở Crimea và mỗi tàu ở biển Đen", ông Petraeus nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Đài ABC News ngày 2.10.

Ông Petraeus đã không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào về cách các lực lượng NATO đối phó lực lượng Nga và nói rằng ông không biết những kế hoạch chính xác của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Xem thêm: Cựu giám đốc CIA: Mỹ sẽ 'hủy diệt' nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Chiến trường Ukraine giữa 'bóng ma' vũ khí hạt nhân

Quốc gia đầu tiên có dân thường góp tiền mua xe tăng cho Ukraine

Một quan chức Ukraine ngày 3.10 khẳng định người CH Czech vừa trở thành công dân đầu tiên của một quốc gia góp tiền mua một chiếc xe tăng T-72 thời Liên Xô được hiện đại hóa cho lực lượng Ukraine để chống lại lực lượng Nga.

Nỗ lực quyên góp tiền mua vũ khí cho Ukraine, do Đại sứ quán Ukraine ở Prague điều hành, đã huy động được 33 triệu CZK (1,31 triệu USD) từ 11.288 nhà tài trợ, tính đến ngày 3.10, theo Reuters dẫn số liệu từ trang web về chiến dịch gây quỹ.

"CH Czech đã trở thành quốc gia đầu tiên có dân thường mua một chiếc xe tăng”, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Yevhen Perebyinis viết trên Twitter.

Phần lớn các vũ khí quan trọng nhất trong xung đột Ukraine là hệ thống cũ

Chiếc xe tăng nói trên là T-72 AVENGER, đã được hiện đại hóa để cải thiện hệ thống bảo vệ và bổ sung các thiết bị liên lạc... Dự kiến, xe tăng T-72 AVENGER sẽ được bàn giao sớm cho quân đội Ukraine.

Xem thêm: Ukraine tiếp tục phản công ở Kharkiv, Đức giúp Czech chuyển thêm xe tăng cho Ukraine

EU đồng ý huấn luyện cho 15.000 binh sĩ Ukraine

Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tổ chức huấn luyện cho 15.000 binh sĩ Ukraine càng sớm càng tốt, theo tạp chí Spiegel ngày 3.10 dẫn một số nguồn tin.

Cũng theo Spiegel, Ba Lan sẽ nhận được nguồn quỹ từ EU để thiết lập trụ sở cho kế hoạch huấn luyện, trong khi một số bộ phận liên quan sẽ được điều hành ở các quốc gia EU khác.

Đức cũng có kế hoạch tổ chức huấn luyện binh lính tại một trung tâm mô phỏng chiến đấu, trong khi các kỹ sư, nhân viên y tế và các chuyên gia khác của Ukraine sẽ được đào tạo tại nước này, theo Spiegel.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hồi tháng 8 cho biết Berlin sẽ huấn luyện binh sĩ Ukraine, còn Đan Mạch cho biết sẽ hỗ trợ dự án huấn luyện 130 binh sĩ do Anh đứng đầu.

9 nước NATO ủng hộ Ukraine gia nhập, chưa có các "ông lớn"

Xem thêm: Ukraine dùng tên lửa phương Tây bắn chìm tàu Nga chỉ một tuần sau huấn luyện

Hạ viện Nga thông qua luật sáp nhập 4 tỉnh Ukraine

Duma Quốc gia (Hạ viện) của Nga ngày 3.10 đã nhất trí thông qua dự thảo luật hiến pháp về việc chấp nhận “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” cũng như khu vực Kherson và Zaporizhzhia sáp nhập Nga, theo Hãng tin TASS.

Theo các luật mới, cư dân Ukraine của các vùng trên được công nhận là công dân Nga, bắt đầu từ ngày 30.9, ngày những khu vực đó gia nhập Nga, nhưng họ có một tháng để từ chối quốc tịch Nga. Các tài liệu chỉ rõ rằng cư dân của các khu vực mới có thể nhập quốc tịch Nga bằng cách nộp đơn đăng ký và tuyên thệ trở thành công dân Nga.

Nga thay chỉ huy quân khu miền Tây

Xem thêm: Nga ký hiệp ước sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine

Xem thêm diễn biến chiến sự Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.