Theo đó, đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các sở GD-ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Cách thức ra đề thi cũng dự kiến theo các dạng bài thi tổng hợp với 5 bài thi. Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ; 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Ngoài 3 môn thi bắt buộc, thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên để làm bài. Dự kiến bài thi theo định dạng như vậy ở kỳ thi THPT sẽ được thiết kế để thi trên giấy.
tin liên quan
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Rộng cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sungSau khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, bất ngờ dù mức điểm chuẩn
khá cao nhưng nhiều trường, kể cả những trường tốp đầu, vẫn phải xét
tuyển bổ sung với điểm nhận hồ sơ thấp hơn đợt 1.
Về kỳ tuyển sinh ĐH, có 2 phương án:
Bộ vẫn sẽ tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu (bên cạnh các trường tự tổ chức thi riêng). Với những trường lấy kết quả của kỳ thi chung của Bộ để tuyển sinh thì phải bắt buộc tham gia vào phần mềm xét tuyển chung của Bộ để tránh tình trạng “ảo”.
Nếu các trường ĐH tự tổ chức thi tuyển sinh riêng, Bộ sẽ đưa ra những quy định yêu cầu các trường phải đảm bảo không tái diễn tình trạng luyện thi vào ĐH như trước khi thi “3 chung”; không tổ chức thi tập trung ở thành phố, khiến thí sinh ở tất cả các tỉnh lại phải đổ dồn về trọ thi như trước kia.
tin liên quan
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Học chương trình quốc tế ngay tại VNHiện nay nhiều trường ĐH, CĐ đã được Bộ GD-ĐT cấp phép tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên kết quốc tế hợp tác với trường ĐH nước ngoài.
Bình luận (0)