Họ có thể làm được nhiều điều lớn lao, dám trải nghiệm những điều khác biệt, mới lạ hơn.
|
Từ xa xưa, khi xã hội còn trong chế độ mẫu hệ người ta đã từng tìm thấy "ba ông đầu rau" bằng đá là chứng tích bếp ăn của người nguyên thủy thuộc "Văn hóa Hòa Bình" cách đây 1 vạn năm. Lúc này, người phụ nữ đứng đầu chế độ xã hội thị tộc, họ kiêm quản luôn việc giữ gìn bếp lửa ăn uống cho toàn cộng đồng thị tộc. Người phụ nữ được xã hội phân công thiên chức làm mẹ và cũng là người quản lý, chế biến, phân phối thức ăn từ các nguồn khác nhau cho cộng đồng. Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, cho đến 2.000 - 3.000 năm trước, khi chế độ xã hội đã chuyển đổi, đàn ông đã giành lấy vai trò trước đấy của phụ nữ về mọi mặt, tuy nhiên, họ chỉ giành lấy những công việc xã hội, họ vẫn bảo lưu truyền thống người phụ nữ phải quản lý bếp núc, thức ăn cho cộng đồng. Cho đến khi Nho giáo gia nhập, phụ nữ phải “tam tòng, tứ đức” với chữ công làm đầu, sau đó đến dung-ngôn-hạnh. “Công” ở đây là công việc, là chức năng dành cho người phụ nữ, như: may vá, thêu thùa, nội trợ. Nhưng cái chính ở đây vẫn là bếp núc, giữ lửa cho gia đình.
Theo thời gian, địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam đã có sự thay đổi vượt trội, ngày càng có nhiều gương mặt nữ giới trở thành chính trị gia, nhà khoa học, chủ doanh nghiệp,… hay tham gia vào những công việc trước đây họ chưa từng dấn thân. Theo nghiên cứu mới nhất về chủ đề "Phụ nữ trong kinh doanh" do tổ chức Tư vấn & Kế Toán Grant Thornton quốc tế công bố vào tháng 3.2019, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Ban lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp hiện nay là 94%. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 2 toàn châu Á với với tỷ lệ nữ lãnh đạo cấp cao chiếm 36%.
|
Xã hội hiện đại đang khuyến khích phụ nữ phát triển bản thân, trở nên tiến bộ hơn. Để phụ nữ thật sự thoải mái cởi mở tư tưởng hơn, theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, xã hội phải tạo ra các phương tiện, phương thức văn minh, cải tiến cho phụ nữ giúp họ vào bếp với sự thoải mái, cảm hứng hơn. Khi phụ nữ tự tin vào bếp, những áp lực không còn nữa mà thay vào đó là tình yêu và cảm hứng sáng tạo, đó là lúc họ thực hiện thiên chức của mình một cách tự nguyện. Khi phụ nữ khéo léo gửi gắm tình yêu của mình vào trong các món ăn, lúc ấy người phụ nữ nâng giá trị mình lên, đẹp đẽ và vẹn toàn hơn bao giờ hết.
Phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã có sự tinh tế, tự tin, thông minh được truyền lại qua nhiều thế hệ. Họ đã biến nhiều điều “không thể” thành “có thể” và vì vậy, người phụ nữ trong xã hội hiện đại hoàn toàn đủ khả năng sáng tạo để “chinh phục” việc nấu nướng hằng ngày để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống. Đối với Giáo sư sử học Lê Văn Lan, ông thừa nhận: “Khi phụ nữ nấu ăn là lúc họ rèn luyện được phẩm chất của một người vợ, người mẹ tuyệt vời. Đó là tính kiên nhẫn, quan tâm, yêu thương người khác… Lấy ví dụ là gia đình tôi, có 2 vợ chồng, 2 con. Trong bữa cơm ngày xưa, nếu có 1 quả trứng luộc vợ tôi sẽ bổ làm 4 để đủ cho tất cả thành viên, và căn dặn không ai được nhường cho ai vì ai cũng đều có phần. Vợ tôi chính là người chăm chút, quản lý bữa cơm mà chính tay bà ấy nấu cho cả nhà".
|
Thật tuyệt vời khi phụ nữ vào bếp với một tâm thế tự tin, thoải mái, sáng tạo món ăn quen thuộc để có được những bữa ăn ngon, độc đáo cho gia đình hoặc đãi khách. Người phụ nữ vẫn là “người số 1” trong nấu nướng, nhưng cách mà họ thể hiện chính mình trong căn bếp với trọn vẹn đam mê khiến cuộc sống hạnh phúc, cảm hứng hơn cả.
Đồng hành cùng cùng phụ nữ trong xã hội hiện đại, Maggi khơi nguồn cảm hứng giúp họ chinh phục bếp núc, biến nấu nướng trở nên sáng tạo, thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Để thực hiện mục tiêu này, Maggi giới thiệu hàng trăm thực đơn "sáng tạo món quen" nhằm hỗ trợ chị em đơn giản hóa việc chuẩn bị và mang lại hương vị mới lạ cho bữa cơm hằng ngày. Maggi tin tưởng rằng gian bếp nên là nơi tiếp thêm năng lượng cho người phụ nữ được sống một cách trọn vẹn với niềm đam mê của mình.
|
Bình luận (0)