Khi các quốc gia láng giềng cắt quan hệ ngoại giao, đưa ra các lệnh cấm vận đường biển và hàng không, một cơn hoảng loạn chưa từng có đã tràn vào quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé. Người dân Qatar xếp từng hàng dài để mua thức ăn vì lo sợ thiếu lương thực, giá trị tiền tệ cũng như giá cổ phiếu sụt giảm. Tuy nhiên, sau ba tuần bị phong tỏa, Qatar giờ đây dường như đã bình tĩnh hơn và có được sự chuẩn bị chắc chắn hơn cho một cuộc chiến dai dẳng với các nước láng giềng Ả Rập.
Dưới đây là cách Qatar đã giải quyết cho từng lĩnh vực để đối phó với sự cô lập chưa từng xảy ra trong lịch sử nước này, theo CNN.
Dầu khí
Dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn một nửa GDP của Qatar. Quốc gia này cũng là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, phần lớn trữ lượng khí là từ các mỏ khổng lồ ngoài khơi mà Qatar có chung với Iran. Khách hàng LNG quan trọng nhất của Qatar bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Singapore. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng là một trong những khách hàng lớn, khi họ cần tới 30% nhu cầu năng lượng khí đốt từ Qatar. Song mặc cho căng thẳng giữa hai nước leo thang, đường ống dẫn khí giữa Qatar và UAE vẫn đang được bơm. Nếu dòng khí xuất khẩu này tiếp tục chảy, nhiều khả năng áp lực sẽ được nới lỏng cho nền kinh tế Qatar.
tin liên quan
Qatar Airways 'khẩu chiến' với các nước láng giềng qua quảng cáo mớiHãng hàng không nhà nước Qatar Airways vừa bước vào cuộc 'khẩu chiến' với các nước láng giềng sau khi Qatar bị nhiều nước Ả Rập cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Dù rất giàu có, nhưng Qatar vẫn chủ yếu phải dựa vào nguồn thực phẩm nhập khẩu, một phần ba trong đó đến từ Ả Rập Xê Út và UAE. Tuy nhiên, những lo ngại ban đầu về tình trạng thiếu hụt lương thực đã nhanh chóng ''hạ nhiệt'' ở thời điểm hiện tại, một phần là do chính phủ đã tìm được các nhà cung cấp thay thế và bù đắp cho tình trạng giá cả tăng cao bằng các khoản trợ cấp.
Được biết, Iran đã lên kế hoạch gửi 100 tấn trái cây tươi và đậu mỗi ngày cho Qatar. Các nhà sản xuất sữa của Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhanh chóng lấp đầy sản phẩm tại các siêu thị lớn của Doha. Lệnh cấm vận về đường biển và đường hàng không từ thế giới Ả Rập đã không ngăn chặn được các công ty vận chuyển hàng hóa tìm ra các tuyến đường mới. Ví dụ, các nhà cung cấp thực phẩm Ấn Độ thay vì dừng chân tại UAE và Ả Rập Xê Út, giờ đây họ chọn cách đưa hết các sản phẩm của mình lên máy bay và chở thẳng đến Qatar.
“Sau giai đoạn bối rối ban đầu, chính phủ Qatar đã phản ứng và sẵn sàng đối diện với cuộc bao vây có thể sẽ kéo dài hằng năm. Giá cả hàng hóa trong nước tăng, nhưng cho đến nay chính phủ đã bù đắp bằng các khoản trợ cấp. Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn giữa Qatar với các nước láng giềng không được giải quyết, thì chính sách này có thể trở nên rất tốn kém về lâu dài”, Adel Abdel Ghafar, chuyên gia thuộc Brookings Doha Center, nói.
Lao động nước ngoài
Chỉ có khoảng 12% trong tổng số 2,2 triệu người tại Qatar là công dân Qatar, phần còn lại đều là người nước ngoài. Nhà nước Qatar đã dựa vào lực lượng này để giữ cho nền kinh tế quốc gia không bị sụp đổ. Người nước ngoài sinh sống tại đây làm việc trong mọi lĩnh vực từ y tế, truyền thông, giáo dục cho đến năng lượng. Dự kiến số lượng lao động nước ngoài đến Qatar sẽ còn tăng cao đỉnh điểm trong năm nay, khi hàng chục ngàn người từ Ấn Độ, Nepal đến để xây dựng sân vận động cho World Cup 2022.
Chính phủ Philippines, sau khi tuyên bố sẽ không gửi công dân đến Qatar ngay khi cuộc rạn nứt ngoại giao trong thế giới Ả Rập vừa xảy ra, mới đây cũng đã bãi bỏ lệnh cấm “nhằm mục đích bình thường hóa các điều kiện trong phạm vi Qatar và đảm bảo sự an toàn cho người những người Philippines đang làm việc tại đây”.
tin liên quan
Kinh tế Qatar có dấu hiệu bất ổn vì căng thẳng ngoại giaoCăng thẳng ngoại giao giữa Qatar và một số nước Ả Rập đang tạo ra sự bất ổn về kinh tế cho quốc gia này.
Qatar Airlines là đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất bởi lệnh cấm. Hiện tại để tránh không phận của UAE, Ả Rập Xê Út, Bahrain và Ai Cập, Qatar Airlines đã phải thực hiện các chuyến bay dài hơn cũng như mất nhiều chi phí nhiên liệu hơn. Song, dù gặp phải khó khăn, hãng hàng không quốc gia Qatar vẫn giành được giải thưởng “Hãng hàng không của năm” do Skytrax bình chọn trong tuần vừa qua.
Giám đốc điều hành Akbar Al Baker cho biết hãng của ông đang lập kế hoạch cho nhiều chuyến bay đến các địa điểm khác để bù đắp cho việc kinh doanh bị hạn chế, đồng thời sẽ tiếp tục bổ sung thêm 24 điểm đến mới trong vòng 12 tháng tới.
Tài sản
Qatar là một trong những nước giàu nhất thế giới theo quy mô dân số, nhờ vào nguồn khoáng sản khổng lồ. Nhưng không chỉ dựa vào dầu khí, nước này còn nhanh chóng mở rộng đầu tư ở nhiều lĩnh vực trên thế giới. Quỹ đầu tư của Qatar có giá trị khoảng 335 tỉ USD, đủ khả năng để thực hiện các biện pháp bảo vệ tài chính và phần nào đảm bảo niềm tin cho các nhà đầu tư đang bị lung lay.
“Quỹ tài chính của quốc gia này có thể cung cấp độ bao phủ rộng rãi đối với các quốc gia trong cùng khu vực, thậm chí tính luôn cả đến những lo ngại về chuyện thanh khoản và khả năng sử dụng phần lớn tài sản này”, Farouk Soussa, chuyên gia kinh tế của Citibank tại Trung Đông, nhận định.
Bộ trưởng Tài chính Qatar, ông Ali Shareef Al Emadi, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC cũng tự tin cho biết: “Tài sản đầu tư nước ngoài của chúng tôi chiếm hơn 250% GDP, vì thế chúng tôi rất thoải mái”.
tin liên quan
Qatar: 'Nếu chúng tôi mất 1 USD, họ cũng sẽ mất 1 USD'Đó là lời cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Qatar Ali Shareef Al Emadi trước những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến cho nền kinh tế Qatar dưới tác động của cuộc khủng hoảng ngoại giao.
Bình luận (0)