Sinh vật từ thời kỷ Jura này từng tung hoành trong lòng biển vào thời điểm Nam cực còn là một phần của siêu lục địa Gondwana, lúc đó bao gồm Úc, New Zealand, châu Phi, Nam Mỹ, Madagascar, Ấn Độ và châu Nam cực. Nó thuộc về bộ bò sát biển plesiosaur, có bề ngoài vô cùng giống quái vật hồ Loch Ness truyền thuyết (còn gọi là Nessie) ở xứ Scotland, bao gồm những đặc điểm như cơ thể khổng lồ, cái cổ dài vểnh lên, 4 vây dài có lực. Loài plesiosaur này là sinh vật đầu tiên thuộc nhóm của nó được tìm thấy tại Nam cực và cũng là loài cổ nhất từng được phát hiện tại đây.
tin liên quan
Những phát hiện khoa học 'quái' nhất năm 2017Các nhà khoa học đã tìm thấy xương của một cá thể ở mũi Nam cực, cách căn cứ Marambio của Argentina khoảng 2 giờ trực thăng bay, theo trang tin Phys.org. Phần hài cốt còn sót lại đo được dài đến 12 m, tại nơi mà chưa từng có ai đặt chân đến trong 23 năm qua.
Nhà cổ sinh vật học Soledad Cavalli của CONICET cho biết mẫu vật được tìm thấy trong tình trạng được bảo quản hết sức hoàn hảo qua bao nhiêu triệu năm cho đến khi được phát hiện.
Loài bò sát plesiosaur đã khiến giới cổ sinh vật học vô cùng ngạc nhiên kể từ khi lộ diện từ những năm 1700. Hồi đầu tháng 12.2017, các nhà nghiên cứu đã tìm được mẫu vật plesiosaur cổ nhất từ thời kỷ Tam Điệp (kéo dài từ 200 đến 251 triệu năm trước) tại Đức.
Dù về bản chất plesiosaur không thuộc nhóm khủng long, nhưng hai dạng sinh vật khác biệt vẫn chung sống hòa bình trên trái đất trong nhiều triệu năm, cho đến khi tiểu hành tinh đâm vào địa cầu quét sạch cả hai giống loài cách đây khoảng 66 triệu năm.
Bình luận (0)