|
Những yêu cầu này được BRN đặt ra từ tháng 4 năm ngoái (hai tháng sau khi Thái Lan ký thoả thuận đàm phán hoà bình đầu tiên với BRN).
Những yêu cầu đó là: Chính phủ Thái phải công nhận BRN là Tổ chức giải phóng, chứ không phải là Phong trào li khai; công nhận quyền tự trị của người Hồi giáo tại tỉnh Pattani (miền nam Thái Lan); trả tự do cho những người có liên quan đến BRN “bị tình nghi là ảnh hưởng đến an ninh” và trong đàm phán hoà bình giữ BRN và Thái Lan, Malaysia phải là người đứng giữa với sự chứng kiến của đại diện các nước Châu Á thành viên cũng như Tổ chức Liên minh các nước Hồi giáo và các tổ chức NGOs.
Trước mắt, theo Tướng Udomdej một số yêu cầu của BRN, đặc biệt yêu cầu công nhận BRN là Tổ giải phóng là ngược với vị trí hiện nay của Chính quyền Thái Lan. Tuy nhiên, ông cho biết, Thủ tướng Prayut vừa đề nghị Hội đồng bảo an quốc gia lên kế hoạch cụ thể để thúc đẩy tiến trình hoà bình giữa BRN và chính quyền.
BRN là nhóm phiến quân hoạt động mạnh nhất tại miền nam Thái Lan. Chín năm gần đây, những cuộc xung đột giữa người Hồi giáo và tôn giáo khác đã làm khoảng 500 người thiệt mạng tại Thái. Gần nhất, tối 27.10, hai văn phòng tại quận Nong Chik và Pattani bị phóng hoả.
T.Tiên
>> Biên giới Thái Lan báo động vì trùm khủng bố
>> Một phụ nữ Anh chết vì phẫu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan
>> Cảnh sát Thái Lan truy lùng nghi phạm đánh chết hai du khách Anh
Bình luận (0)