Quản lý bệnh đái tháo đường bằng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục

05/11/2021 12:05 GMT+7

Những năm gần đây, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đã được sử dụng rộng rãi, giúp tự động đo đường huyết liên tục mỗi vài phút, trong suốt 24 giờ và trong nhiều ngày (thường là từ 7 - 14 ngày).

Theo bác sĩ (BS) Mã Tùng Phát, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thiết bị gồm một cảm biến gắn ở da (vùng bụng hoặc mặt dưới cánh tay) và một thiết bị đọc kết quả đường huyết. Người bệnh có thể sử dụng điện thoại thông minh để đọc kết quả từ cảm biến.

Bác sĩ Mã Tùng Phát khám cho người bệnh

ảnh: BV ĐHYD TP.HCM

Cải tiến của thiết bị này so với phương pháp đo đường huyết mao mạch chính là thay vì đo đường huyết trực tiếp từ máu thì người bệnh đo đường huyết gián tiếp trong dịch mô kẽ. Đây là một ưu điểm vì ít xâm lấn hơn, dữ liệu đường huyết liên tục, đầy đủ hơn để có thông tin trong quản lý, điều trị. Với kết nối internet, các dữ liệu này được đồng bộ hóa đến một điện thoại hay máy tính khác ở xa. Nhờ đó, BS có thể truy cập trực tiếp dữ liệu đường huyết của người bệnh để đưa ra các tư vấn kịp thời.

BS Mã Tùng Phát lưu ý, các thiết bị theo dõi đường huyết là một phương tiện, không phải một phương thức điều trị. Dù sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết nào, hiệu quả chỉ thực sự đạt được khi kết hợp với chế độ điều trị hợp lý, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và dùng thuốc.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ mới theo dõi đường huyết liên tục trong quản lý đái tháo đường”, theo dõi tại: https://bit.ly/congnghemoitheodoiduonghuyet.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.