Đơn cử như “cuộc chiến” chưa đến hồi kết giữa các hãng taxi truyền thống và công nghệ. Một trong những nguyên nhân là các hãng taxi truyền thống bị ràng buộc nhiều điều kiện kinh doanh dẫn tới chi phí cao, giá cước cao và không thể cạnh tranh nổi với các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber vốn được hoạt động khá thoải mái. Đó là thực tế đã được phân tích cụ thể, kỹ lưỡng.
Thế nhưng, thay vì cởi trói cho taxi truyền thống để cạnh tranh sòng phẳng với Grab, Uber thì dự thảo thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải do Bộ GTVT soạn thảo lại đi theo hướng siết chặt Uber, Grab... Làm như vậy thì không chỉ người tiêu dùng thiệt mà còn kéo lùi sự phát triển tất yếu của thị trường. Thực tế, việc áp dụng công nghệ trong quản lý vận tải, tận dụng xe nhàn rỗi để kinh doanh của các hãng taxi công nghệ đã giúp giảm chi phí, nâng chất lượng dịch vụ và người dùng có lợi.
Trong bối cảnh đó, taxi truyền thống phải tái cấu trúc lại toàn bộ hoạt động từ phương thức kinh doanh, giá cả, chất lượng, dịch vụ... nếu muốn tồn tại. Chính sách cần thiết lúc này là tạo sự công bằng giữa các hãng taxi. Mà muốn vậy thì không thể mang “nhốt” Grab, Uber chung các điều kiện của taxi truyền thống mà phải xóa bỏ những rào cản “trói buộc” taxi truyền thống để hai loại hình này cùng một "sân chơi" thông thoáng, minh bạch và bình đẳng.
tin liên quan
Giảm mạnh thủ tục kiểm tra chuyên ngànhTư duy phát triển đến đâu, quản lý đến đó; quản không được thì hạn chế... là tư duy lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 phả hơi nóng hầm hập như thế này, thay vì “quản không được thì cấm” nên được chuyển thành “cấm không được thì quản”? Thực tế thời gian vừa qua có rất nhiều vấn đề chúng ta cấm đoán nhưng vẫn tồn tại, thậm chí phát triển mạnh mẽ như cá độ, đánh bạc... và giờ chúng ta cũng đã tìm cách quản lý nó. Việc này vừa phù hợp với xu hướng phát triển, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách, vừa đưa các hoạt động này vào khuôn khổ và nhờ đó, quản lý tốt hơn...
Những tư duy đi ngược với chủ trương tạo môi trường thông thoáng, minh bạch của Chính phủ cần được loại bỏ để người dân, doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực, trí lực, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Bình luận (0)