Đến chiều 4.10, nhiều địa phương đã chủ động lên phương án di dời người dân sống ven biển, ven sông để tránh bão.
Theo đó, huyện Núi Thành đã vận động người dân chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền, lên phương án di dời hơn 1.000 hộ dân (hơn 3.100 người) tại những xã ven biển. Huyện Đại Lộc tiến hành kiểm tra 11 hồ chứa thủy lợi trên địa bàn, đồng thời lên kế hoạch sơ tán gần 9.000 hộ (khoảng 20.000 người). Huyện miền núi Tây Giang đã dự trữ 20 tấn thóc tại 10 xã để kịp thời hỗ trợ người dân nếu xảy ra tắc đường kéo dài. Huyện Nam Trà My dự trữ 135 tấn gạo, trong đó đã xuất 17 tấn đến địa bàn các xã.
Tính đến chiều ngày 4.10, toàn tỉnh Quảng Nam còn 41 tàu đánh bắt xa bờ với 1.415 lao động đang hoạt động trên biển. Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã bắn pháo hiệu, kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú bão.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chính quyền TP.Hội An cần chủ động hướng dẫn cho các tàu viễn dương đang trú bão tại Cù Lao Chàm di chuyển về các địa điểm trú bão tại TP.Đà Nẵng để đảm bảo an toàn.
Hoàng Sơn
>> Nhiều nơi khẩn trương phòng tránh bão số 7
>> Bão số 7 dự báo sẽ đổ bộ vào Quảng Ngãi - Bình Định
>> Bão số 7 gây mưa lớn tại miền Trung và Tây nguyên
>> Bão số 7 hướng thẳng vào miền Trung
>> Mưa trên diện rộng do ảnh hưởng bão số 7
>> Bão số 7 có khả năng mạnh thêm
>> Bão số 7 có hướng di chuyển dị thường
Bình luận (0)