>> Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất miền Trung sẵn sàng ra khơi
>> Ngư dân tự đóng tàu hậu cần nghề cá
Đây là hợp đồng vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ để phát triển thủy sản được triển khai đầu tiên tại Quảng Ngãi.
Tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Công ty CP thủy sản Lý Sơn được Trung tâm tư vấn thiết kế và đăng kiểm nghề cá thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) phê duyệt thiết kế, với chiều dài 45,6 m, rộng 7,5 m, cao 4,2 m, mớn nước 3 m, tốc độ 12 hải lý/giờ, công suất 938 CV.
Tàu có bể nuôi cá sống, xưởng sơ chế phân loại sản phẩm, hầm lạnh đạt tiêu chuẩn, chở được 50 tấn nhu yếu phẩm cung cấp cho các tàu khai thác thủy sản tại ngư trường xa bờ, đồng thời chở được 680 tấn thủy sản từ ngư trường xa bờ về đất liền tiêu thụ.
Đây là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá bằng vỏ thép đầu tiên trên địa bàn Quảng Ngãi, đang được đóng tại Công ty CP cơ khí đóng tàu thủy sản Việt Nam. Dự kiến, tháng 5.2015, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá này sẽ đi vào hoạt động.
Được biết, Agribank Quảng Ngãi là ngân hàng cấp vốn cho dự án (hơn 20 tỉ đồng).
Ngoài tàu dịch vụ hậu cần nghề cá bằng vỏ thép, Công ty CP thủy sản Lý Sơn cũng đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 (đợt 1.2014) để đóng tàu cá vỏ thép hành nghề vây đuôi, với số vốn đầu tư gần 16 tỉ đồng.
Hiển Cừ
>> Ngư dân xin cấp đất xây cơ sở hậu cần nghề cá tại Trường Sa
>> Phú Quý cần quan tâm phát triển hậu cần nghề cá
>> Quảng Ngãi: Xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá gần 1.000 tỉ đồng
>> Hạ thủy tàu dịch vụ hậu cần nghề cá cho Hoàng Sa
>> Nhân rộng mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá
>> Tổ dịch vụ hậu cần nghề cá Đà Nẵng ra khơi
Bình luận (0)