Trong đó, một số mô hình đem lại hiệu quả rất khả quan, như: cải tiến kỹ thuật sản xuất lúa ở miền núi cho năng suất đạt từ 55 - 60 tạ/ha, tăng so với sản xuất đại trà cùng điều kiện từ 10 - 20 tạ/ha; chuyển đổi cây trồng vụ hè thu trên chân đất không chủ động nước tưới bằng các loại cây trồng cạn (đậu phộng, bắp) đạt hiệu quả kinh tế tăng lên so với sản xuất lúa khoảng 5 triệu đồng/ha; chuyển đổi đất sản xuất các cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi bò cái Zêbu sinh sản, cho thu nhập từ 16 - 18 triệu đồng/năm; trồng rừng hỗn giao (lim xanh với cây keo), trồng cây sa nhân dưới tán rừng… nâng cao thu nhập từ nghề rừng lên hàng trăm triệu đồng/ha so với trồng rừng sản xuất đơn thuần bằng cây keo lai; nuôi cá nước ngọt…
Các mô hình đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, từ đó dần thay đổi nhận thức, mạnh dạn tham gia phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần quan trọng trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong việc triển khai là đất nông nghiệp tại các huyện miền núi phân tán nhỏ lẻ, khó khăn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, người dân được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ theo hình thức “cho không” từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nên một bộ phận nhân dân bộc lộ tư tưởng ỷ lại, không nhiệt tình tham gia các mô hình khuyến nông.
Từ thực tế thời gian qua, ông Thương cho biết Sở NN-PTNT Quảng Ngãi đề xuất các mô hình cụ thể cần triển khai thời gian tới, gồm: chuyển hóa một phần diện tích rừng trồng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn tại các huyện miền núi; trồng thâm canh rừng nguyên liệu bằng các giống keo lai hom và keo lai nuôi cấy mô để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế; chăn nuôi trâu thịt hàng hóa tập trung tại Ba Tơ, Minh Long và Sơn Hà; lập các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản như: mía, mì, quế, đót nhằm hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá, nâng cao hiệu quả kinh tế… “Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như các chương trình, dự án khuyến nông cần thực hiện theo hướng giảm “cho không” của nhà nước, tăng “đối ứng” của người dân, tăng cường hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để tạo động lực cho nông dân phát triển sản xuất. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần hỗ trợ hình thành nhóm hộ sản xuất, tổ hợp tác tiến tới hình thành các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”, ông Thương kiến nghị.
tin liên quan
Chuyển đổi 400 ha rừng trồng sang phát triển nông nghiệpSáng 31.8, ông Nguyễn Trung Hải, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, chủ trì cuộc họp báo liên quan đến việc chuyển đổi hàng trăm héc ta rừng sản xuất ở H.Kon Plông sang các dự án phát triển nông nghiệp.
Bình luận (0)