Trong chương trình làm việc buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Luật Công chứng đã được Quốc hội khoá XI thông qua nhằm thể chế hoá Nghị quyết 4-NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, nhằm phát triển đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, qua 6 năm triển khai, Luật Công chứng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, hơn nữa để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế, thì việc ban hành Luật Công chứng (sửa đổi) là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Cũng trong buổi sáng, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; về công tác thi hành án.
Các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
>> Cơ chế không đổi, sang năm báo cáo tham nhũng vẫn thế
>> Chống tham nhũng từ gốc
>> Chủ yếu phát hiện tham nhũng cấp thôn bản
>> Mới chủ yếu phát hiện đối tượng tham nhũng là cán bộ thôn, bản
>> Cử tri TP.HCM lại bức xúc về tham nhũng
Bình luận (0)