>> Hôm nay, Trung ương Hội LHTN VN, Báo Thanh Niên và Ngân hàng TMCP Nam Á trao tiền hỗ trợ ngư dân gặp nạn.
Theo website của Bộ Ngoại giao Mỹ, phản ứng về vụ tàu Trung Quốc bắn thẳng vào tàu cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, quyền phó phát ngôn viên bộ này là Patrick Ventrell tuyên bố: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giao thương hợp pháp thông suốt tại biển Đông. Vì thế, chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay áp bức bởi bất kỳ bên nào nhằm thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở biển Đông”. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định những vụ việc như trên khiến yêu cầu có một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông càng thêm cấp thiết. Ông Ventrell cho biết Mỹ đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc.
|
Trao đổi với Thanh Niên, một nhà ngoại giao Đông Nam Á giấu tên nói: “Dĩ nhiên những động thái như vậy sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong khu vực. Đây có thể được coi là một bước nữa nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh yêu sách “đường lưỡi bò” của nước này đang bị Philippines kiện ra Tòa án Quốc tế về luật Biển. Nếu Trung Quốc tiếp tục những hành động như thế này, tự do hàng hải trong khu vực sẽ càng bị chèn ép. Nó cũng sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho các tranh chấp hàng hải khác trên thế giới. Hòa bình và ổn định ở biển Đông chỉ có thể được duy trì khi các bên liên quan tăng cường đối thoại và cam kết tránh sử dụng bạo lực”.
|
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 26.3 ngang ngược tuyên bố tàu nước này đã “hành động cần thiết và hợp pháp”. Tờ China Daily dẫn lời ông Hồng lớn tiếng cho rằng tàu cá Việt Nam đã xâm nhập “vùng biển của Trung Quốc” để “đánh bắt bất hợp pháp”, và ngang nhiên yêu cầu Việt Nam “thực thi các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn ngư dân của mình đánh bắt trái phép”.
Thủ phạm là hải quân
Theo BBC ngày 27.3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo thừa nhận tàu hải quân của họ đã bắn 2 quả pháo sáng vào 4 tàu cá Việt Nam nhưng chúng đã “cháy hết trên không trung” và “không có tàu Việt Nam nào bị cháy”. Một phát ngôn viên của hải quân Trung Quốc thậm chí vu cáo Việt Nam “bịa đặt” vụ việc.
Thực chất, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng cho thấy tàu Trung Quốc đã bắn cháy cabin tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 23.3. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị đã cực lực lên án và yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Đáng quan ngại là thủ phạm vụ việc lần này là tàu hải quân chứ không phải hải giám hay ngư chính. Điều này cho thấy Trung Quốc đang leo thang các hành động vũ lực nhằm tiếp tục khẳng định cái gọi là chủ quyền của mình trên biển Đông và chưa có dấu hiệu cho thấy những vụ việc như vậy sẽ không tái diễn. Tiến sĩ Ian Storey (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) nhận định với Thanh Niên: “Động thái bắn tàu Việt Nam có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ càng cứng rắn hơn nữa với các nước có tranh chấp ở biển Đông”. Chuyên gia Dean Cheng thuộc Quỹ Heritage (Mỹ) cũng nói: “Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện tại biển Đông, và không ngần ngại có những hành động cực kỳ nguy hiểm để bắt nạt các nước tranh chấp khác yếu thế hơn”.
Trao tiền hỗ trợ ngư dân bị nạn Sáng 27.3, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi phối hợp cùng UBND huyện đảo Lý Sơn tổ chức gặp mặt những ngư dân bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, tấn công. Tại buổi gặp mặt, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi trao số tiền 83 triệu đồng cho 3 tàu cá ở H.Lý Sơn và Bình Sơn cùng 21 ngư dân đi trên tàu. Ngoài ra, UBND H.Lý Sơn còn trao cho 21 ngư dân ở địa phương bị nạn ở Hoàng Sa, mỗi người 500.000 đồng. Sáng nay 28.3, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), T.Ư Hội LHTN VN, Báo Thanh Niên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á trao 100 triệu đồng hỗ trợ các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96382 TS bị Trung Quốc bắn cháy cabin. Trong đó, 9 ngư dân đi trên tàu được hỗ trợ 5 triệu đồng/người; chủ tàu được hỗ trợ 55 triệu đồng để sửa chữa tàu cá. Kinh phí do Ngân hàng Nam Á tài trợ. Hiển Cừ |
Nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam Ngày 27.3, Hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đà Nẵng cho hay năm 2012 có 717 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam (tăng 75% so với 2011), trên khu vực cách đông bắc Đà Nẵng 25 - 45 hải lý. Theo đó, tàu cá Trung Quốc đi tốp đông, tàu công suất lớn dẫn đầu hoặc tàu sắt lớn đi giữa bảo vệ cụm tàu 4 - 10 chiếc giành ngư trường, xua đuổi tàu cá ngư dân Đà Nẵng. Bộ Chỉ huy BĐBP cùng Sở NN-PTNT Đà Nẵng đã tham mưu Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ NN-PTNT và UBND TP.Đà Nẵng đề nghị đấu tranh ngoại giao, đồng thời tổ chức 6 tàu tuần tra xua đuổi 50 tàu cá Trung Quốc khỏi vùng biển Việt Nam. Hội nghị đánh giá, khó khăn lớn nhất hiện nay là trang bị của các tàu kiểm ngư còn hạn chế, chưa có khả năng phối hợp với tàu tuần tra của BĐBP để tuần tra bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân. Nguyễn Tú Rất cần sự hỗ trợ Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam là hành động dã man. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối những hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu đền bù thiệt hại đồng thời tăng cường sự hiện diện của lực lượng hữu trách như biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư… trên các vùng biển của Việt Nam để góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ ngư dân đang khai thác thủy sản hợp pháp trên vùng biển của chúng ta. Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn động viên liên kết với nhau thành tổ, đội đoàn kết giúp đỡ nhau trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, phòng ngừa những bất trắc xảy ra, đặc biệt là đối phó việc bị tàu Trung Quốc cản trở, uy hiếp. Tuy nhiên, ngư dân cũng đang rất cần cơ quan hữu trách hỗ trợ để có thêm vốn, có trang thiết bị hiện đại hơn, tàu cá tốt hơn, có thể đi đánh bắt dài ngày trên biển… để yên tâm bám biển. TS Nguyễn Việt Thắng Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Quang Duẩn (ghi) |
Trùng Quang - An Điền
>> Trung Quốc sắp đưa hai tàu cá lớn đánh bắt trái phép ở Trường Sa
>> Kiến nghị tịch thu tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép
>> Tàu cá Thanh Hóa bị đâm, 2 ngư dân mất tích
>> Lai dắt thành công tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa
>> Ưu tiên hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá
>> Argentina đối phó tàu cá Trung Quốc
Bình luận (0)