Dịch vụ tài chính an toàn là hàng "xa xỉ" không dành cho số đông?
Trên toàn Đông Nam Á tính đến năm 2021, khoảng 45% dân số trưởng thành không có tài khoản ngân hàng/tài khoản thanh toán di động, 70% không được phục vụ các sản phẩm mở rộng (tín dụng, bảo hiểm,…) từ các tổ chức chính thống. Đó là một trong nhiều phát hiện bất ngờ về bức tranh tài chính chung của khu vực trong báo cáo của CIIP. Có thể nói, Đông Nam Á vẫn là "vùng trũng" trong vấn đề tài chính toàn diện. Mặc dù vậy, xu hướng số hóa mạnh mẽ sau Covid-19 đang mở ra cơ hội cho nhiều sản phẩm "toàn diện" hơn, mở quyền tiếp cận dịch vụ cho số đông, kể cả nhóm thu nhập thấp và trung bình.
Nhóm yếu thế lần đầu tiên được phục vụ nhờ sự xuất hiện của các fintech
CIIP đã tập trung nghiên cứu các sáng kiến fintech (tài chính công nghệ) mới đang nổi lên trong khu vực, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng bền vững và an toàn, tận dụng nền tảng số để tiếp cận số đông người dùng, trong số đó có Vui App - mô hình Chi lương Linh hoạt của Việt Nam. Kết quả khảo sát người dùng Vui App cho thấy: 95% cho biết họ chưa từng được sử dụng một sản phẩm tài chính nào tương tự trước đây. 91% không tìm được giải pháp thay thế nào tốt hơn Vui App. Rõ ràng, dư địa thị trường để phục vụ nhóm người dùng "chưa từng được phục vụ" này là rất lớn.
Hợp tác với doanh nghiệp, Chi lương Linh hoạt là mô hình fintech độc đáo, ít rủi ro, đôi bên cùng có lợi
Điểm khác biệt của Chi lương Linh hoạt nằm ở chỗ: Đây không phải sản phẩm vay mà là tiền lương sớm của người lao động, tiền lương này được cung cấp tức thì dựa trên dữ liệu ngày công đã hoàn thành. Vì vậy, đây là nguồn tiền an toàn, không phải khoản nợ, không rủi ro, không lãi suất. Để thực hiện hóa điều này, các bên cung cấp Chi lương Linh hoạt như Vui App sẽ hợp tác và tích hợp dữ liệu với hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Người lao động có thêm một lựa chọn an sinh, doanh nghiệp có thêm một chế độ phúc lợi thích hợp, tối ưu chi phí. Đây là mô hình đã phát triển tại Mỹ và Châu Âu, tiêu biểu có tập đoàn Walmart đã áp dụng từ 2017.
Nghiên cứu của CIIP cũng khẳng định Vui App là giải pháp giữ chân lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc: 75% người dùng khẳng định gắn bó hơn với công việc sau khi được nhận lương linh hoạt.
Vui App là một ví dụ cho thấy tác động tích cực khi fintech tìm ra cách làm sáng tạo, hài hòa lợi ích giữa các bên, và cũng khẳng định khả năng thích ứng, học hỏi nhanh của Việt Nam khi mang một mô hình đã phổ biến từ Mỹ, Châu Âu về phát triển và phục vụ doanh nghiệp, người lao động trong nước.
"Vui App giúp ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành cung cấp đúng phúc lợi đến từng CBCNV, đặt ra tiêu chuẩn mới trong xây dựng trải nghiệm nhân viên hài lòng, gắn bó", chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Hiếu, Giám đốc Gỗ Trường Thành TTF, doanh nghiệp đã triển khai Chi lương Linh hoạt từ tháng 7.2021 đến nay.
Bình luận (0)