Chẳng hạn trong giờ dạy, GV không sử dụng các thiết bị nghe nhìn như: cassette, CD, bảng tương tác để nghe nhạc, xem video… để học sinh (HS) có cơ hội tương tác, thực hành tiếng với GV bản ngữ. Đồng thời, GV bản ngữ phải gọi HS bằng tên tiếng Việt, tuyệt đối không đặt tên tiếng Anh cho HS.
Nhiều GV cho rằng thêm những quy định như vậy không phải là yếu tố quyết định việc học tốt môn tiếng Anh và Sở cũng không thể kiểm soát được việc thực hiện của GV. Một GV tại Q.1 nói rằng việc HS học ngoại ngữ có thêm một tên nước ngoài cũng chẳng “mất mát" gì, lại tiện trong việc giao tiếp bởi GV nước ngoài khó gọi tên tiếng Việt của HS.
tin liên quan
Kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ không chỉ là thiTrên là nhận định của tiến sĩ Jamie Dunlea, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc nhóm Nghiên cứu khảo thí ngôn ngữ Hội đồng Anh (Vương quốc Anh) tại Hội nghị khảo thí ngoại ngữ Việt Nam diễn ra sáng 23.5 tại TP.HCM.
Bà Hoàng Thục Nhi, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Phần Lan, cũng cho rằng tên gọi không là vấn đề lớn vì GV bản ngữ có thể khó nhớ và phát âm không chuẩn tên tiếng Việt. Việc gọi tên HS bằng tiếng Anh trong giao tiếp và khuôn khổ lớp học không ảnh hưởng đến quá trình học tập nếu hai bên vui vẻ, đồng thuận.
Bà Nhi nói thêm, việc GV sử dụng các thiết bị dạy học như CD với thời lượng hợp lý cũng làm tăng sự hứng thú cho HS, tránh sự nhàm chán trong tiết học. Quan trọng là nên nhìn vào kết quả giảng dạy, còn cách GV dạy thế nào thì không nên gò ép.
Bình luận (0)