Quy hoạch phát triển ĐBSCL manh mún và lãng phí

23/12/2014 03:00 GMT+7

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo “Ý tưởng điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050”, do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 22.12 tại TP.Cần Thơ.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo “Ý tưởng điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050”, do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 22.12 tại TP.Cần Thơ.

Quy hoạch phát triển ĐBSCL manh mún và lãng phí
Tận dụng đất chưa khai thác hết, người dân xin trồng đậu phộng trong khu công nghiệp BMC - Hưng Phú 2A (P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) - Ảnh: Đình Tuyển
Về thực trạng quy hoạch hiện nay, GS-TS Bruno De Meulder, chuyên gia của Đại học K.U.Leuven (Bỉ), đặt vấn đề: “Tại sao ĐBSCL lại quy hoạch phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến vậy, trong khi công suất khai thác chỉ đạt 30 - 40%. Có cần lập khu công nghiệp ở mọi nơi như vậy không? Theo tôi, rõ ràng là nguồn lực của ĐBSCL đang bị phân tán rải rác một cách lãng phí”. Đại biểu này cũng cho rằng lãnh đạo các địa phương phải biết hy sinh cái riêng của địa phương để đối thoại và hợp tác với nhau, cùng hướng đến lợi ích chung. Trong khi đó, GS-TS Eric J.Heikkila, Đại học Nam California (Mỹ), nói: “Tôi thật ngạc nhiên khi thấy chiến lược phát triển của các địa phương ở ĐBSCL khá giống nhau. Cần phải hiểu rằng quy hoạch vùng là chọn lựa thế mạnh nhất của từng nơi và phân bổ nguồn lực để phát triển”.
Về nông nghiệp, TS Martijn van de Groep (Hà Lan) chia sẻ: “ĐBSCL có thế mạnh về nông nghiệp, phải dựa vào thế mạnh này bằng cách kiểm soát được lũ, kiểm soát lượng phù sa ở vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, không nên dồn lực quá nhiều vào sản xuất lúa gạo như hiện nay, rất có thể một ngày nào đó sẽ phải trả giá vì khai thác đất đai quá sức”.
Nhiều chuyên gia quốc tế trong nước cũng cho rằng, ĐBSCL là vùng châu thổ có đặc thù hình thành từ hạ lưu sông Mê Kông, vùng nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu và những tác động không mong muốn từ hoạt động khai thác thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông. Vì vậy, khu vực này cần phải phát triển kinh tế dựa trên hệ sinh thái đặc thù nhưng phải đảm bảo được sự cân bằng, bền vững.
Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng nhận định của các chuyên gia quốc tế phần nào phản ánh đúng thực trạng liên kết phát triển ở ĐBSCL. Bộ Xây dựng sẽ cùng các chuyên gia đưa ra giải pháp trọng tâm là mô hình quản lý vùng và cơ chế chính sách, vận hành mối liên kết ấy, làm sao vừa phát triển địa phương nhưng cũng vừa có tính liên kết vùng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.