Quyền đại diện cho con

01/08/2012 03:15 GMT+7

Vợ chồng tôi có một con chung, khi ly hôn tôi là người nuôi con. Hiện tôi có tài sản riêng, con tôi còn quá nhỏ, bản thân có bệnh trong người. Trước khi mất, tôi có thể giao toàn bộ tài sản và quyền giám hộ, nuôi dưỡng con cho ông bà ngoại hoặc người thân khác trong gia đình mà không giao cho người cha có được không? (M.T.O, Bình Dương)

Vợ chồng tôi có một con chung, khi ly hôn tôi là người nuôi con. Hiện tôi có tài sản riêng, con tôi còn quá nhỏ, bản thân có bệnh trong người. Trước khi mất, tôi có thể giao toàn bộ tài sản và quyền giám hộ, nuôi dưỡng con cho ông bà ngoại hoặc người thân khác trong gia đình mà không giao cho người cha có được không? (M.T.O, Bình Dương)

Điều 141, bộ luật Dân sự quy định cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên và theo điều 36, luật Hôn nhân và gia đình, thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên.

Theo đó, trường hợp ly hôn, nếu mẹ là người được tòa án quyết định giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung thì mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con; trường hợp người mẹ chết thì người cha sẽ là đại diện theo pháp luật cho con và đương nhiên cũng được quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Về phần tài sản riêng của mình thì chị có toàn quyền định đoạt, như: bán, chuyển nhượng; tặng cho; di chúc... Nếu chị để lại tài sản cho con bằng hình thức tặng cho hoặc di chúc thì tài sản đó là tài sản riêng của con chị. Người cha nếu đại diện theo pháp luật cho con thì có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự, nhưng phải vì lợi ích của con và có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.

Luật sư Huỳnh Minh Vũ

>> Mẹ Michael Jackson tạm thời giữ quyền giám hộ tài sản
>> Con thi xong, cha mẹ ly hôn
>> Đổi họ con sau khi ly hôn
>> Quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.