Bản quyền truyền hình (BQTH) được xem là yếu tố quyết định sự thành công của giải Ngoại hạng Anh so với các giải đấu khác tại châu Âu và thế giới.
Bước ngoặt diễn ra từ năm 1992, khi 22 CLB rút khỏi giải Football League (giải VĐQG Anh thời đó, nay là giải hạng Nhất) để lập ra giải Premier League và tự thương lượng về việc bán BQTH. Trừ 5 mùa giải đầu và 4 mùa giải tiếp đó, lần lượt các mùa sau kể từ năm 2000, BQTH Premier League chỉ được bán giới hạn trong 3 mùa và liên tục tăng giá trị nhờ “sản phẩm” là các trận đấu có chất lượng và tính cạnh tranh cao thu hút người xem toàn cầu. Từ mùa 2004 - 2005 đến nay, giải Premier League còn có thêm tiền BQTH phát sóng ở nước ngoài. Tổng cộng giá trị BQTH trong 3 mùa giải 2010 - 2011 đến 2012 - 2013 của Premier League ước tính lên đến 2,7 tỉ bảng Anh.
|
Chính nhờ “bầu sữa” từ tiền BQTH đã nuôi sống hầu hết các CLB ở Premier League với trung bình mỗi mùa nhận được khoản chia gần 40 triệu bảng. Cách phân chia cụ thể 50% cho CLB, 30% tiếp theo chia theo thứ hạng của CLB, 20% còn lại để nhà tổ chức tái đầu tư cho công tác tổ chức. Nhìn chung, không có sự chênh lệch lớn về tiền BQTH giữa các CLB, như M.U vô địch mùa trước nhận hơn 60 triệu bảng, còn các CLB có thứ hạng thấp hay thậm chí bị rớt hạng cũng không bị thiệt thòi nhiều như West Ham, Birmingham và Blackpool cũng nhận không dưới 40 triệu bảng.
Trong khi đó, các giải Serie A của Ý và La Liga của Tây Ban Nha thì việc bán BQTH không như Premier League. Bởi vì các CLB danh tiếng muốn tự mình thương lượng bán BQTH để một mình hưởng lợi. Do đó, các CLB ít tên tuổi sẽ chịu thiệt vì không bán được BQTH cho ai. Hiện giải Serie A đang theo kiểu mẫu của Premier League để giúp các CLB nhỏ tránh khỏi nguy cơ phá sản. Còn La Liga cũng muốn theo như Premier League, nhưng chưa thương lượng được tỷ lệ phần trăm chia lợi nhuận với 2 CLB Real Madrid và Barcelona - những đội đòi phải chia ít nhất 50% tiền bán BQTH.
G.Lao
Bình luận (0)