Hẳn nhiều người từng nghe câu Gió đưa cây cải về trời/rau răm ở lại chịu đời đắng cay mà không hiểu ý nghĩa, nguồn gốc xuất xứ của nó. Theo vở Chất ngọc không tan, vì diễn biến phức tạp của tình hình chính trị mà chúa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long sau này) quyết định giết người con trai của mình là hoàng tử Hội An (hoàng tử Cải). Vương phi Phi Yến tức bà Lê Thị Răm, chưa hết bàng hoàng trước cái chết của con, đã mạnh mẽ can ngăn vua thực hiện hành động “cõng rắn cắn gà nhà” liên quan đến sự sống còn của đất nước.
|
Sự can thiệp của bà đã làm Phúc Ánh nổi giận, vì vậy bà bị bỏ lại một mình trên hoang đảo. Tại đây, tên chúa đảo toan cưỡng hiếp bà, nhưng để giữ tiết hạnh của một vương phi và người phụ nữ có chồng, bà đã chặt cánh tay của mình. Hành động này khiến tên háo sắc nể phục, thức tỉnh. Sau này, vì quá uất ức trước sự vô tình của Phúc Ánh, bà tự vẫn chết ngay trên hòn đảo ấy. Từ đó, trong dân gian lan truyền câu vè trên như thể hiện lòng trắc ẩn trước sự khắc nghiệt mà số phận dành cho vương phi Lê Thị Răm và con trai bà.
Vở diễn Chất ngọc không tan do Trung tâm truyền hình kỹ thuật số HTC phối hợp Công ty Mekong Art của bà bầu Linh Huyền tổ chức. Đến nay, HTC thực hiện được 5 vở diễn theo tiêu chí phối hợp với các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa. Không chỉ có thế, hướng đi này còn nỗ lực bảo tồn và tôn vinh giá trị của những vở cải lương đã thấm sâu vào tâm khảm của bao thế hệ khán giả.
Vở diễn có sự tham gia của các NSƯT nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ như Hùng Minh, Tô Kim Hồng, Hữu Quốc, Trọng Phúc, Phương Hồng Thủy, Hồng Tơ, Dũng Nhí, Hoài Trúc Phương...
Nguyễn Huy
>> Hữu Quốc trở lại sàn diễn
>> Khán giả đội mưa "phiêu" cùng Võ Trọng Phúc
>> Gặp lại Võ Trọng Phúc trong Ngày hội âm nhạc
>> Võ Trọng Phúc: Không hát tiếng Việt vì sợ mất hình ảnh?!
Bình luận (0)