Rắc rối với máy bay tàng hình ‘3 trong 1’ F-35
(Tin Nóng) Tiêm kích tàng hình F-35 thiết kế để 3 binh chủng Không quân, Hải quân, Thuỷ quân lục chiến Mỹ xài chung; nhưng thực chất đó là 3 loại máy bay khác nhau, chỉ chung cái tên mà lẽ ra nên gọi là F-35, F-36, F-37. Rắc rối và lắm trục trặc cũng vì thế.
Tự động phát
(Tin Nóng) Tiêm kích tàng hình F-35 thiết kế để 3 binh chủng Không quân, Hải quân, Thuỷ quân lục chiến Mỹ xài chung; nhưng thực chất đó là 3 loại máy bay khác nhau, chỉ chung cái tên mà lẽ ra nên gọi là F-35, F-36, F-37. Rắc rối và lắm trục trặc cũng vì thế.
|
Theo warisboring ngày 14.3, trung tướng Christopher Bogdan, phụ trách chương trình chiến đấu cơ tấn công phối hợp (JSF, tên ban đầu của F-35) hôm 10.2 nói tại một hội thảo rằng tiêm kích tàng hình F-35 dành cho 3 binh chủng Không quân, Hải quân, Thuỷ quân lục chiến chỉ giống nhau cỡ 20-25%, chủ yếu là giống cái buồng lái, còn lại khác nhau hoàn toàn.
Hay nói cách khác, F-35 với 3 phiên bản F-35A, B, C thực chất là 3 loại máy bay khác nhau và nên gọi chúng là F-35, F-36, F-37 thì dễ hiểu hơn.
Rắc rối này là do hãng Lockheed Martin thiết kế chế tạo 1 loại máy bay để 3 binh chủng Mỹ xài chung, hay để đáp ứng tất cả đòi hỏi của từng binh chủng với chỉ 1 mẫu F-35, tức chiếc F-35 phải đáp ứng nhu cầu “3 trong 1”. Và do vậy mới có F-35A cho Không quân, F-35B cho Thuỷ quân lục chiến và F-35C cho Hải quân dùng trên tàu sân bay.
Ban đầu người ta cho rằng 3 loại này giống nhau đến 70% nhưng thực sự không phải vậy.
Trước đây cũng có trường hợp 1 loại máy bay được các binh chủng Mỹ xài chung và đáp ứng mọi nhu cầu, đó là trường hợp rất thành công của mẫu F-4 Phantom. Tuy nhiên F-4 thành công là bởi hãng McDonnell Douglas ban đầu phát triển nó cho Hải quân, sau đó Thủy quân lục chiến và Không quân sử dụng mà không làm thay đổi phức tạp quá trình thiết kế.
Trong khi đó thiết kế của JSF đã đưa ra những tính năng thậm chí mâu thuẫn nhau ngay từ đầu. Mẫu F-35A thì yêu cầu phải đạt gia tốc trọng trường đến 9G, mẫu F-35B thiết kế có thêm động cơ phụ giữa thân thổi hướng xuống để nó có thể cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng; còn F-35C thì phải có cặp cánh to và có móc phía đuôi để bắt dây cáp khi hạ cánh trên tàu sân bay.
F-35A dành cho Không quân - Ảnh: Không lực Mỹ |
F-35B của Thuỷ quân lục chiến, cất cánh trên đường băng ngắn và có thể cất - hạ cánh thẳng đứng |
F-35C dùng trên tàu sân bay, có cặp cánh to lớn và móc phía đuôi để bắt dây cáp khi hạ cánh - Ảnh: Hải quân Mỹ |
Ngay cả việc mỗi biến thể F-35 cố gắng uốn cong về phía khung máy bay cơ bản giống nhau dẫn đến thân máy bay cồng kềnh, hình dạng thân khối ô vuông làm hạn chế hiệu suất khí động học của nó.
Và sự thỏa hiệp đã không có kết quả trong thiết kế thực sự. Ông Borgan nói với tạp chí Air Force rằng có 3 dây chuyền sản xuất riêng biệt F-35. Theo ông, một chiếc máy bay chiến đấu xài chung là rất khó vì mỗi binh chủng đều cương quyết về các yêu cầu đặt ra của họ.
Vì vậy đến nay loại F-35 thường xuyên bị chỉ trích là còn lắm trục trặc, nhiều sự cố. Bởi vậy trung tướng không quân James Holmes phụ trách việc lên kế hoạch và mua sắm đã tiết lộ hồi giữa tháng 2.2016 rằng Hải quân và Không quân Mỹ đã quyết định tiến hành các dự án máy bay chiến đấu thế hệ mới riêng rẽ, không còn xài chung như F-35 nữa.
Xem F-35B thử nghiệm cất và hạ cánh thẳng đứng
|
|
Bình luận (0)