Qua quan sát, trên các tuyến đường như Nguyễn Hữu Cảnh (P.22, Q.Bình Thạnh), Lê Trọng Tấn (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân), An Dương Vương (Q.6), xa lộ Hà Nội (P.Linh Trung, TP.Thủ Đức), Huỳnh Tấn Phát (P.Tân Thuận Đông, Q.7)… tình trạng miệng cống bị bít đã gây tắc nghẽn việc thoát nước, khiến đường bị ngập.
Miệng cống trước nhà 716 Lê Trọng Tấn (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) bị tấm bê tông bịt kín (ảnh trái); Người dân bỏ rác ngay miệng cống trên đường Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận Đông, Q.7 (ảnh phải)
ẢNH: NGỌC QUỲNH
Có nhiều nguyên nhân khiến cống bị tắc. Trong đó có việc người dân dùng bao tải, bạt che miệng cống nhằm tránh mùi hôi thoát lên, tránh côn trùng, chuột… từ miệng cống chui vào nhà; nhiều trường hợp thì dùng tấm đan, thậm chí miếng sắt hàn lại, ván chặn miệng cống. Ngoài ra còn không ít trường hợp người dân dùng xi măng xây bịt luôn miệng cống, bên cạnh đó là việc xả rác bừa bãi. Bởi thế, mỗi khi trời mưa, nước không thể thoát, gây ra tình trạng ngập đường.
Cống rãnh là tài sản công cộng, do đó, cơ quan chức năng cần phát hiện, xử phạt hành vi cố ý bít miệng cống; đồng thời khơi thông, dọn rác trên các miệng cống để không ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và mỹ quan đô thị.
Bình luận (0)