Rau, quả Trung Quốc ùn ùn vào Việt Nam

09/08/2016 06:25 GMT+7

Trung bình mỗi tháng người Việt chi trên 13 triệu USD chỉ để nhập khẩu củ tỏi, mớ rau... từ Trung Quốc.

Theo Bộ Công thương, trong 6 tháng đầu năm nay kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc đạt 80,7 triệu USD,  tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2015.
Hiểm họa từ trái xoài


Hàng Thái Lan cũng không chắc an toàn
Từ năm 2014, Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp nhiều rau quả nhất cho VN. Sở dĩ rau quả Thái chiếm được vị trí "quán quân" tại thị trường nước ta là nhờ vào sự tin tưởng của người tiêu dùng. Nhưng hồi tháng 5 vừa rồi, Thai-PAN, tên viết tắt của Hệ thống cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan, cho biết có đến 57,1% các loại rau quả được Văn phòng Quốc gia về sản phẩm nông nghiệp và tiêu chuẩn thực phẩm dán nhãn “Q” công nhận sản phẩm đạt chất lượng bị phát hiện chứa chất độc hại vượt mức an toàn.

Gần đây nhất là câu chuyện xoài Trung Quốc. Loại xoài này trái nhỏ, chất lượng thấp, giá bán lẻ 25.000 - 30.000 đồng/kg nhưng theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) mỗi ngày có hàng trăm tấn nhập vào thị trường nội địa và mỗi năm lên tới 2.000 - 2.500 tấn. Không chỉ các chuyên gia nông nghiệp, các lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền mà ngay cả những người chuyên buôn bán xoài cũng "ngã ngửa" khi nghe thông tin này.
Chị Hiếu, chủ một vựa xoài ở tỉnh Đồng Tháp, cho biết hơn chục năm qua chị chuyên thu mua xoài xuất đi Trung Quốc. Dân Trung Quốc rất thích xoài VN vì trái to, chất lượng thơm ngon. Vào vụ, trung bình mỗi tuần chị Hiếu xuất vài trăm tấn sang nước này. Chỉ mới gần đây nghe rộ lên thông tin “xoài giả”, chị mới biết có chuyện Trung Quốc xuất ngược xoài sang VN. “Thấy lạ, tôi cũng tìm mua ăn thử thì từ chất lượng đến hình dáng đều thua xa xoài VN nhưng không hiểu sao họ “chở củi về rừng” và vẫn bán được. Không lẽ nào chỉ vừa hết mùa xoài mà nhu cầu ăn xoài của người Việt mình lại cao đến vậy?”, chị Hiếu tự hỏi.
“Xoài cát Hòa Lộc của VN thuộc loại ngon nhất thế giới. Tôi cũng không hiểu vì sao xoài Trung Quốc chất lượng thấp và giá không hề rẻ như vậy lại có thể thâm nhập vào thị trường của chúng ta. Chỉ có thể là do hình dáng lạ mắt”, GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, lý giải.
Nói về chất lượng xoài VN, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsak, trong chuyến thăm VN gần đây, cũng nhiều lần khen ngợi và nhấn mạnh rằng đây là một trong những mặt hàng mà Mỹ có thể nhập khẩu và sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nghịch lý xoài VN hiện xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, New Zealand… vậy mà ngay trên sân nhà lại bị "đè" bởi sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc làm đau đầu không ít người. Nhưng một đầu nậu đánh hàng từ Trung Quốc về VN lý giải, sở dĩ loại xoài này vẫn sống được vì khi bán hầu hết tiểu thương đều “đánh tráo” nguồn gốc, nói là xoài miền Tây. Thấy bán được, rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp đã tìm giống về trồng. Lãnh đạo Cục Trồng trọt thừa nhận: “Giống xoài này chưa được kiểm soát về dịch hại nhưng đã tăng nhanh diện tích một cách bất thường trong mấy năm gần đây, đặc biệt ở các tỉnh Nam bộ”.
Theo các nhà khoa học, việc trồng một giống cây không rõ nguồn gốc, chất lượng sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến các giống bản địa. Đó chính là lý do nhiều nước trên thế giới quản lý khâu này rất chặt chẽ.
Mới đây, đôi vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Johnny Depp và Amber Heard đã phải ra tòa trình diện với cáo buộc đưa hai con chó cưng nhập cảnh trái phép vào Úc. Còn ở VN, do quản lý không tốt các loài sinh vật ngoại lai ngày càng nhiều mà bài học đắt giá như: ốc bươu vàng, cây mai dương…
Đến củ tỏi, mớ rau


Phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng nông sản nhập khẩu của Trung Quốc một cách trung thực, khách quan và công bố thông tin rộng rãi để người tiêu dùng biết lựa chọn

PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Lý giải về việc hàng Trung Quốc vẫn sống khỏe tại thị trường VN dù thời gian qua đã có tâm lý sợ hàng từ nước này vì chất lượng kém và độc hại,
PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phân tích: Tâm lý sợ, tránh hàng Trung Quốc trong một bộ phận người dân hiện nay là có. Tuy nhiên ở các chợ truyền thống, chợ bình dân, chợ tự phát gần các khu công nghiệp, nông thôn, nơi mức sống của người dân còn thấp thì điều quan trọng hơn với họ là giá cả. Rau quả Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã bắt mắt nên vẫn bán được. Yếu tố thứ hai hết sức đau lòng hiện nay là “rau quả VN cũng chưa chắc đã an toàn hơn” nên với nhiều người, mua cái rẻ có lợi. Hai yếu tố trên cho thấy về mặt khách quan nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc là do nhu cầu có thật.
Theo TS Ngãi, là một nước nông nghiệp, để giảm nhập khẩu từ Trung Quốc chúng ta chỉ cần tăng sản lượng cung ứng cho thị trường. Cũng cần lưu ý là hàng hóa của chúng ta phải theo các tiêu chuẩn an toàn chất lượng để người tiêu dùng an tâm lựa chọn. Còn kiểu sản xuất mù mờ như chúng ta hiện nay thì rất khó để đánh bại hàng Trung Quốc.
"Phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng nông sản nhập khẩu của Trung Quốc một cách trung thực, khách quan và công bố thông tin rộng rãi để người tiêu dùng biết lựa chọn. Nếu chúng ta làm được như vậy thì hàng rau quả Trung Quốc sẽ mất dần đất sống", TS Ngãi nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.