Nhưng trái ngược với suy nghĩ của rất nhiều người, thế lực di động toàn cầu này vừa thực hiện một cú lột xác vô cùng ấn tượng trong năm nay, đặc biệt là với dòng smartphone Reno.
Thử thách của thị trường
Nhắc đến smartphone tầm trung, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến OPPO: không cần có cấu hình khủng hay các tính năng cao siêu, chỉ thiết kế trẻ trung, camera “khủng” đã giúp OPPO lọt vào top 4 thế giới và top 2 Việt Nam. Năm 2019, 113 triệu chiếc smartphone xuất xưởng (số liệu IDC) đã giúp OPPO trở thành một thương hiệu đẳng cấp toàn cầu.
Nhưng thành công không có nghĩa rằng OPPO được quyền đứng yên. Cũng theo IDC (và nhiều công ty phân tích thị trường khác), doanh số của ngành công nghiệp smartphone 2018 đã suy giảm mạnh. Hơn 1 tỉ chiếc điện thoại thông minh lên kệ mỗi năm đã khiến cho thị trường smartphone trở nên bão hòa. Những người dùng từng “dễ tính” đi tìm chiếc smartphone đầu tiên nay đã trở nên khó tính: khi đã hiểu trải nghiệm smartphone, họ đòi hỏi những yếu tố, tính năng thực sự mới mẻ. Cho dù những tính năng mới sẽ đẩy mặt bằng giá lên cao, thị trường vẫn cứ dịch chuyển lên phân khúc cao cấp để đáp ứng những nhu cầu mới mẻ.
|
Không bao giờ đứng yên
Liệu OPPO có đứng yên trước thời thế thay đổi? Rõ ràng là không: theo số liệu của Counterpoint, trong năm vừa qua OPPO đã tăng trưởng tới 836% ở phân khúc cao cấp. Trong lúc cả thị trường suy giảm 4,1%, smartphone của OPPO lại tăng trưởng tới 38,4 trong quý 4/2018 (số liệu IDC).
Điều gì đã giúp tạo ra con số khó tin này? Hãy nhìn vào các sản phẩm đỉnh của OPPO và bạn sẽ có ngay câu trả lời. Tháng 6.2018, OPPO vén màn Find X với cơ chế camera trượt tự động độc đáo: mỗi khi người dùng chụp selfie thì camera sẽ tự động trượt khỏi thân máy. Tháng 8, OPPO vén màn R17 và trở thành một trong những thương hiệu đầu tiên sở hữu cảm biến vân tay dưới màn, vượt mặt nhiều mẫu đầu bảng trên thị trường. Đến tháng 11, đến lượt R17 Pro trở thành sản phẩm đầu tiên của OPPO có 3 camera, một lần nữa đưa thương hiệu tầm trung này vượt mặt các đối thủ cạnh tranh.
|
Như thế, OPPO đã đi ngược xu thế suy giảm của cả thị trường bằng cách vươn lên mạnh mẽ vào phân khúc “hot” nhất. Những trải nghiệm khó có thể bắt gặp trên smartphone đối thủ đã được tiên phong bởi một thương hiệu tầm trung vốn đã luôn chạy theo học hỏi các hãng tầm cao.
Cái giá của vị thế sáng tạo
Tính đến tháng 11.2018, OPPO đã bán ra 100 triệu mẫu smartphone có sở hữu sạc nhanh VOOC. Chiếc Reno mới đây cũng là smartphone kết hợp đa tần, đa chế độ đầu tiên được tổ chức CTC Advanced GmbH (Đức) chứng nhận 5G. Từ chỗ là kẻ chỉ biết bám đuổi, OPPO đã trở thành một thế lực góp phần phổ cập các công nghệ mới.
Cái giá cho vị thế mới này là không hề rẻ. Theo công bố của nhà sáng lập Tony Chen, OPPO sẽ đầu tư gần 1,5 tỉ USD cho công cuộc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) trong năm 2019. Hãng smartphone top 5 này hiện tại đang duy trì 6 viện nghiên cứu và 4 trung tâm R&D trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới WIPO công bố vào ngày 19.3.2019, OPPO là hãng chỉ thuần sản xuất smartphone có lượng bằng sáng chế nằm trong top 20 thế giới.
|
Camera trượt tự động, thiết kế toàn màn hình, sạc nhanh VOOC hay camera zoom 10x được tích hợp trên chiếc Reno mới nhất chính là những tính năng mới mẻ mà OPPO đã góp phần tiên phong trên thị trường. Những sáng tạo liên tiếp được tung ra, một cú “lột xác thương hiệu” xảy ra đầy chóng vánh là dấu hiệu cho thấy OPPO đang khát khao được thay đổi. Không chỉ là một thế lực smartphone tầm trung nữa, nay OPPO sẽ vươn lên trở thành thế lực sáng tạo của tầm cao.
Bình luận (0)