Chẩn đoán rối loạn lo âu xã hội thế nào?
Chẩn đoán người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội:
Trải qua nỗi sợ hãi hoặc lo lắng dai dẳng về các tình huống xã hội. Người bệnh luôn cho rằng, họ có thể bị người khác đánh giá tiêu cực hoặc bình phẩm.
Người bệnh tìm cách tránh các tình huống xã hội vì có thể làm họ lắng hoặc chịu đựng chúng với nỗi sợ hãi tột độ.
Người bệnh lo lắng quá mức với những tình huống nhỏ nhặt. Một người phải có các triệu chứng trong ít nhất 6 tháng thì mới chẩn đoán được bệnh.
Các câu hỏi liên quan rối loạn lo âu xã hội
1. Rối loạn lo âu xã hội có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hội chứng rối loạn lo âu xã hội có thể kiểm soát cuộc sống người bệnh. Sự lo lắng, sợ hãi có thể gây suy nhược, cản trở công việc, các mối quan hệ.
2. Rối loạn lo âu xã hội có chữa được không?
Rối loạn lo âu xã hội có thể cải thiện tình trạng bằng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức (CBT), dùng thuốc hay kết hợp cả hai. Một số người bệnh có thể phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát chứng lo âu xã hội của mình. Những người khác có thể chỉ cần dùng thuốc hoặc điều trị tâm lý trong khoảng thời gian nhất định.
3. Rối loạn lo âu xã hội có phải là trầm cảm không?
Rối loạn lo âu xã hội không phải là trầm cảm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến trầm cảm nặng.
Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội
- Địa chỉ: Ngõ 467, Đường Nguyễn Văn Linh, P.Sài Đồng, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 0967301616
- Website: benhvientamthanhanoi.com
Bình luận (0)