Rơi nước mắt với hóa thân Thúy Kiều của học sinh lớp 10

13/04/2016 19:30 GMT+7

Sáng 13.4, Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) tổ chức tiết học văn cho học sinh lớp 10 khá lý thú nằm trong cụm bài dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Sáng 13.4, Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) tổ chức tiết học văn cho học sinh lớp 10 khá lý thú nằm trong cụm bài dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Học sinh hóa thân thành Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích "Trao duyên" - Ảnh: Đào Ngọc ThạchHọc sinh hóa thân thành Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích "Trao duyên" - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngoài việc trình bày về sức lan tỏa của Truyện Kiều trong cuộc sống và các hình thức văn hóa nghệ thuật đi vào cuộc sống từ tác phẩm này, như: tập Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều, nhại Kiều, trò Kiều (chiếu clip minh họa), các học sinh còn biểu diễn trích đoạn được chuyển thể sân khấu hóa cải lương 2 đoạn trích Thề nguyền, Trao duyên và hình thức hát thơ với đoạn trích Gia biến do học sinh lớp 10 thể hiện.
Đóng vai Thuý Kiều trong suốt cả hai tiết học, Âu Hồ Mai Uyên (học sinh lớp 10A9) cho biết: “Từ nhỏ em đã được mẹ, bà ru ngủ bằng những bài cải lương nên khá quen và thích thể loại này. Chính vì thế khi được giao vai Thuý Kiều hát cải lương em cảm thấy rất hào hứng. Ngoài việc hiểu về tác phẩm thông qua hình thức học này, em cảm nhận được sâu sắc hơn về tình cảm của nhân vật chính, có nhiều cảm xúc hơn khi học văn".
Rơi nước mắt với hoá thân Thuý Kiều của học sinh lớp 10 2Học sinh hóa thân thành các nhân vật trong Truyện Kiều - Ảnh: Lam Ngọc
Theo bà Trương Thị Bích Thủy - Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương - hai tiết học này nằm trong chuỗi 6 giờ học liên tiếp về 3 đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Việc tổ chức tiết học này sẽ giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản đã được học; được trải nghiệm giờ học theo phương pháp mới; chủ động trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức; được thể hiện năng lực của cá nhân về nhiều mặt, đồng thời có thêm những kiến thức về âm nhạc truyền thống qua phần nội dung lồng ghép.
Thầy Phạm Nhật Minh - giáo viên phụ trách môn ngữ văn, khối 10 - cho biết: “Đây là lần đầu tiên trường quyết định cho học sinh trực tiếp thể hiện những thể loại âm nhạc khó như hát cải lương, hát thơ. Tuy nhiên tiết học này đã được học sinh tổ chức rất xuất sắc và mang lại hiệu quả cao”.
Nhiều thầy cô dự giờ đã rơi nước mắt khi xem một học sinh lớp 10 hóa thân thành Thuý Kiều hát đoạn “Trao duyên”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.