Theo truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, ông Công ông Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo về công, tội của người người, nhà nhà ở nhân gian trong một năm qua. Cũng trong ngày này, người dân sẽ thả cá chép để
đưa ông Công ông Táo về trời, đây là tục lệ được lưu truyền từ nhiều đời nay.
Theo ghi nhận của PV
Thanh Niên, từ sáng sớm 23 tháng Chạp âm lịch (tức ngày 17.1), rất nhiều người dân đã đến dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ đường Út Tịch đến cầu Nguyễn Hữu Cảnh) để
thả cá phóng sanh.
Người thả cá phóng sanh cho biết, theo tục lệ thì ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Công ông Táo về trời nên tranh thủ mua cá thả phóng sanh để cầu bình an, may mắn
|
Không chỉ riêng cá chép, người dân cũng lựa chọn rất nhiều loại cá khác để phóng sanh như: cá trê, cá lóc, cá trạch, lươn, ba ba…
|
Người dân đến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn gần cầu Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh) thả cá chép phóng sinh ngày 23 tháng Chạp
|
Ông Thi (46 tuổi) chia sẻ: “Với tôi, theo phong tục của Việt Nam ngày 23 là ngày đưa ông Công ông Táo về trời nên tôi tới đây để thả cá. Nhân dịp này cũng cầu chúc cho gia đình bình an, mạnh khỏe đồng thời mong xã hội tốt đẹp hơn”
|
Anh Sơn (30 tuổi, trú Q.Phú Nhuận) cho biết hằng năm anh và gia đình thường đến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phóng sanh cá để đón một năm mới an lành, hạnh phúc hơn.
“Gia đình tôi thường ra bờ kè này thả cá, tôi thấy nước ở kênh hiện nay cũng điều hòa nên cá dễ sống. Mình đi thả cá phóng sanh để
cầu may mắn, mong một năm với những điều không tốt sẽ qua đi để đón một năm mới an lành”, anh Sơn nói.
Cũng trong buổi sáng 23 tháng Chạp, chùa Diệu Pháp (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã tấp nập người ra vào từ sớm, trước cổng chùa đã có sẵn nhiều sạp bán cá phóng sanh và nhiều loài chim “chờ phóng sanh” với nhiều giá cả khác nhau
|
Người dân cho biết năm nay tuy không đông đúc như mọi năm nhưng lượng người dân đổ về đây phóng sanh cá cũng nhiều. Khu vực khuôn viên chùa có hai cổng để người dân tiện thả cá phóng sanh và thắp nhang cầu bình an cho năm mới
|
Bình luận (0)