Thực tế cho thấy, hiện công việc của Dược sĩ đại học (ĐH) bao gồm cả: thẩm định thuốc, tham vấn cho bác sĩ kê toa. Đồng thời nắm bắt được quá trình tạo ra một viên thuốc phải trải qua rất nhiều công đoạn như:
- nghiên cứu,
- chiết xuất, bào chế,
- đóng gói, bảo quản, phân phối,…
vai trò của cử nhân Dược (hay Dược sĩ ĐH) trong ngành y được đánh giá là vô cùng quan trọng; cũng như có nhiều cơ hội việc làm. Với kinh nghiệm đào tạo ngành Dược sĩ ĐH từ năm 2012, trong năm 2020, Đại học (ĐH) Duy Tân mong muốn sẽ tiếp tục cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực Dược sĩ ĐH có trình độ và chuyên môn cao, đặc biệt ở một mức học phí “phải chăng” trong điều kiện học phí đang tăng khắp nơi ở VN.
Tỷ lệ chi tiêu cho thuốc của VN ở mức cao
Không ngạc nhiên trước thực tế VN đang được xếp vào nhóm những nước có ngành Dược mới nổi (“Pharmerging countries”), theo phân loại của Tổ chức IQVIA Institute. Bởi theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2011, VN đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi VN chiếm 18% và năm 2050 là 26% trong khi hiện nay mới chỉ khoảng trên 11%. Tỷ trọng người cao tuổi tăng cao đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị thường xuyên cũng đang tăng lên không ngừng.
|
Bên cạnh đó, Nielsen - công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu nhận định: “Sức khỏe là mối quan tâm thứ 2 (sau công việc ổn định) của người tiêu dùng VN”. Mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế của VN đang có xu hướng tăng lên đáng kể do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ô nhiễm càng làm gia tăng các loại bệnh tật. Đây là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược ở VN từ đây cho đến vài năm tới. Còn theo thống kê của BMI Research, quy mô thị trường ngành Dược VN đã hơn giá trị 5,9 tỉ USD (năm 2018), đưa VN trở thành thị trường Dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Dự báo đến năm 2021 sẽ tăng lên đến 7,7 tỉ USD. Tỷ lệ chi tiêu cho thuốc tại VN đang ở mức khá cao với 33%, trong khi ở Campuchia là 44%, Trung Quốc 39%, Thái Lan 34%, Australia là 16%.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ đã đặt ngành Dược của VN vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện tại cần phải có 25.000 cán bộ ngành Dược có trình độ từ đại học trở lên. Trong đó, nhu cầu đối với Dược sĩ ĐH chiếm 85,63%; còn lại, là nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I và Dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%.
Để đáp ứng nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực cho ngành Dược, nhiều năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT đã cấp phép cho nhiều trường ĐH có đủ điều kiện được phép đào tạo ngành Dược nhằm lấp khoảng trống thiếu hụt nhân lực cho ngành này trong thời gian tới.
Nâng cao chất lượng đào tạo vì từng Cử nhân ĐH ngành Dược
Để đào tạo ra một Dược sĩ ĐH cần phải có sự hội tụ của rất nhiều yếu tố. Từ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất đến nỗ lực của cá nhân mỗi sinh viên. Ngay từ khi chính thức tuyển sinh ngành Dược sĩ ĐH từ năm 2012, ĐH Duy Tân đã kiên định phải liên tục nỗ lực để tạo ra một môi trường học tập chất lượng và năng động cho mỗi sinh viên theo học ngành này.
|
|
Trên tinh thần đó, ĐH Duy Tân đã liên kết hợp tác và tham khảo chương trình đào tạo của một số trường ĐH Y-Dược uy tín hàng đầu tại Mỹ như:
- ĐH Illinois ở Chicago (UIC) - trường có chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất Mỹ,
- ĐH Pittsburgh (UPitt) - xếp thứ 7 trong Top 15 trường có nghiên cứu Y-Dược hàng đầu của Mỹ, và
- Đại Y khoa Duke - NUS ở Singapore.
Bên cạnh đó, nhà trường đã tạo ra một môi trường học tập thú vị với hệ thống 18 phòng thí nghiệm trang bị các thiết bị hiện đại như:
- Phòng Thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh,
- Phòng Thực hành Sinh lý bệnh - Miễn dịch,
- Phòng Thực hành Vi sinh - Ký sinh trùng,
- Trung tâm Mô phỏng Y khoa MedSIM,
- Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa CVS…
Nhà thuốc ĐH đạt chuẩn GPP của ĐH Duy Tân
Để sinh viên ngành Dược có thể vừa học vừa "luyện" nghề, ĐH Duy Tân đã đầu tư xây dựng một Nhà thuốc ĐH đạt chuẩn GPP để kinh doanh, tư vấn, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người dân địa phương sử dụng hiệu quả các loại thuốc. Trong suốt khóa học, sinh viên ngành Dược có thể đến Nhà thuốc ĐH của DTU để:
- kiến tập, thực tập,
- trực tiếp tiếp xúc với người bệnh,
- xem các thầy cô của mình là các Y bác sĩ - Dược sĩ có chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm tư vấn trực tiếp hành nghề,
- "bắt mạch kê đơn"…
để học nghề cũng như tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, ĐH Duy Tân cũng xây dựng Nhà thuốc Mô phỏng với hình thức và chức năng giống 90% một nhà thuốc thực tế. Khi học tập tại Nhà thuốc Mô phỏng, sinh viên sẽ được tìm hiểu cụ thể về từng loại thuốc, thực phẩm chức năng,... từ tên gọi, thành phần, công dụng cho đến cách sử dụng.
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Dược - ĐH Duy Tân cũng sẽ được tiếp cận với phương pháp PBL (Problem-Based Learning hoặc Project-Based Learning) và TBL (Evidence-Based Learning), vốn là những phương pháp đào tạo tiên tiến nhất hiện đang được áp dụng ở nhiều trường ĐH đào tạo thực nghiệm hàng đầu trên thế giới.
Hiện tại, chương trình đào tạo ngành Dược sĩ ĐH của ĐH Duy Tân được thiết kế với thời gian đào tạo 5 năm nhằm đảm bảo trang bị cho sinh viên một nền tảng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững chắc. Khi theo học ngành Dược sĩ ĐH tại ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ được học tập và thực hành ở các lĩnh vực như:
- Sản xuất và Phát triển thuốc,
- Dược lâm sàng,
- Quản lý và Kinh tế Dược,
- Đảm bảo chất lượng thuốc,
- Dược liệu và Dược cổ truyền…
Tổ hợp môn Xét tuyển
|
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các ngành về Dược sĩ ĐH tại đây: Khoa Dược
Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:
Trung tâm Tuyển sinh
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Điện thoại: (0236) 3653.561-3650.403 - Fax: (0236) 3650.443
Điện thoại đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294.390 - 0905.294.391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;
Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294.390 - 0905.294.391
ĐẠI HỌC DUY TÂN
1 trong 500 ĐH tốt nhất châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
Đại học thứ 2 của VN đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
Xếp thứ 3/4 ĐH của VN (thứ 1854 thế giới) trên bảng xếp hạng các ĐH trên Thế giới - CWUR.
Xếp thứ 3/8 ĐH của VN (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
Xếp thứ 2 của VN trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
|
Bình luận (0)