|
Theo hóa thạch được phát hiện tại một mỏ than ở Colombia vào năm 2005, loài rùa trên được đặt tên là Carbonemys cofrinii, có nghĩa là rùa than. Tuy nhiên, phải gần đây các chuyên gia mới tiến hành giám định và trình bày khám phá của mình trên chuyên san Journal of Systematic Paleontology.
Theo đó, C.cofrinii thuộc về chi rùa gọi là pelomedusoides. Sọ hóa thạch phải to cỡ quả bóng rổ. Bên cạnh kích thước khổng lồ, rùa cổ được trang bị bộ răng hàm mạnh mẽ, có thể nhai nát hầu như mọi thứ, từ vỏ sò, rùa nhỏ hơn và thậm chí chén luôn cá sấu, theo báo cáo của Đại học bang Bắc Carolina (Mỹ).
Được biết, rùa khổng lồ xuất hiện 5 triệu năm sau khi loài khủng long biến mất khỏi bề mặt địa cầu, vào thời các sinh vật cỡ bự xuất hiện khá phổ biến tại Nam Mỹ. Loài rắn lớn nhất từng được phát hiện, với chiều dài đến 14 m, từng tồn tại vào thời điểm này.
Thụy Miên
Bình luận (0)