Rụng tóc vì bệnh: giải pháp nào để tóc mọc trở lại?
05/11/2018 08:00 GMT+7
Các bệnh lý như tiểu đường, tuyến giáp, tim mạch, trầm cảm, buồng trứng đa nang… thường đi kèm với triệu chứng tóc rụng nhiều, chậm mọc. Do đó, song song với quá trình điều trị bệnh, cần có giải pháp giúp tóc mọc lại nhanh, khỏe.
Tự động phát
|
Theo báo cáo từ Bộ Y tế, cứ 4 người trưởng thành đi khám bệnh thì có 3 người mắc các bệnh mạn tính không lây. Ngoài các triệu chứng đặc trưng cho từng bệnh lý, thì rụng tóc là một biểu hiện dễ gặp ở những bệnh nhân này.
Dựa vào cơ chế gây rụng, có thể chia các bệnh lý làm suy yếu tế bào mầm tóc, dẫn đến rụng tóc thành một số nhóm sau:
- Bệnh lý tuyến giáp (suy giáp, cường giáp), buồng trứng đa nang: các bệnh này làm thần kinh nội tiết mất cân bằng khiến quá trình mọc tóc bị cản trở, dẫn đến tóc nhanh rụng và khó mọc mới.
- Bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch, đột quỵ...: làm suy giảm chức năng chuyển hóa, khiến quá trình cung cấp máu và dưỡng chất đến nang tóc gặp khó khăn, từ đó tế bào mầm tóc nhanh suy yếu, tuổi thọ của tóc bị rút ngắn, tóc dễ rụng và rụng nhiều.
- Trầm cảm, lo âu, stress: khiến thần kinh nội tiết phải ứng phó lại bằng cách sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tóc yếu, rụng nhanh, nguy cơ hói đầu và bạc sớm.
- Thiếu máu, thiếu sắt: tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh, ăn uống không đầy đủ hoặc là hệ quả khi mắc các bệnh lý mạn tính (gây mất máu, mất chất sắt). Khi cơ thể không đủ máu và sắt, chất dinh dưỡng nuôi tế bào mầm tóc sẽ bị thiếu hụt gây rụng tóc sớm và rụng tóc mạn tính, khiến tóc thưa thấy cả da đầu
Ngoài ra, có nhiều người lầm tưởng bệnh ung thư nào cũng gây rụng tóc. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Chỉ có một số ít bệnh ung thư gây rụng tóc (như Hodgkin’s lymphoma). Còn lại, bệnh nhân ung thư chỉ bị rụng tóc khi trải qua quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Những phương pháp này thường giúp tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển tế bào ung thư, đồng thời, chúng cũng gây tác dụng phụ là tiêu diệt luôn các tế bào mầm tóc, dẫn đến tình trạng tóc rụng liên tục và không thấy tóc mới mọc lại.
Tóc mọc lại nhanh nhờ giải pháp khoa học mới
Để cải thiện rụng tóc do ảnh hưởng từ các bệnh lý nêu trên, trước tiên bệnh nhân cần được kiểm soát hoặc điều trị bệnh lý đang mắc phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Song song đó, người bệnh cần có giải pháp bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, giúp tóc sớm mọc trở lại.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ đã không ngừng nghiên cứu và phát triển thành công 2 công thức chuyên biệt: CLI-α dành riêng cho nam (chứa Cynatine® và bộ hợp chất: Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng…) và CLI-β dành riêng cho nữ (chứa Cynatine® và bộ hợp chất: Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail…), được chứng minh tác dụng bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, giúp giảm rụng, cho tóc mọc nhanh, chắc khỏe, dày mượt theo cơ chế riêng cho từng giới. Đặc biệt, sản phẩm chứa các công thức này rất an toàn khi dùng song song với thuốc điều trị, chỉ cần lưu ý uống cách thời điểm dùng các loại thuốc khác từ 1 - 2 giờ để đạt hiệu quả hấp thu tốt nhất.
Thông tin cần biết:
Sử dụng Cynatine® và các tinh chất quý trong công thức CLI-α và CLI-β, giúp cân bằng thần kinh nội tiết và tăng cường dinh dưỡng cho tế bào mầm tóc, từ đó sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng rụng tóc, hói đầu theo từng giai đoạn:
● Sau 4 tuần: tóc giảm rụng dần và bóng mượt hơn. Một số người có thể thấy ngứa nhẹ hoặc có mụn nhỏ. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau 1 - 2 tuần. Đây là dấu hiệu da đầu đáp ứng tốt với sản phẩm.
● Sau 8 tuần: tóc giảm rụng rõ rệt. Tóc mới sẽ bắt đầu nhú lên khỏi da đầu. Tuy nhiên, sợi tóc con còn yếu, mảnh, nhạt màu.
● Sau 3 tháng: tóc con mọc nhiều hơn, sợi tóc dần trở nên dày, chắc, khỏe và bóng mượt. Cần tiếp tục sử dụng để đạt được kết quả tối đa và lâu dài.
|
|
Bình luận (0)