Rút luật Nhà văn khỏi chương trình xây dựng luật

26/11/2011 10:38 GMT+7

(TNO) Trước khi thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã có báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, trong đó đề xuất rút luật Nhà văn cùng hai dự luật khác khỏi chương trình xây dựng luật của QH khóa 13.

(TNO) Trước khi thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã có báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, trong đó đề xuất rút luật Nhà văn cùng hai dự luật khác khỏi chương trình xây dựng luật của QH khóa 13.

>> Rảnh
>> Chuyện lạ luật Nhà văn

Theo trình bày của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, trong số 16 dự án luật các đại biểu quốc hội (ĐBQH) đề nghị chuyển từ chương trình chính thức sang chuẩn bị, Ủy ban TVQH đã chỉ đạo cơ quan hữu quan rà soát và tán thành 11 dự án trong số đó, đồng thời đề nghị giữ nguyên 5 dự án luật ở chương trình chính thức, trong đó có luật Thủ đô, luật Đô thị.

 
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý - Ảnh: Ngọc Thắng


Về 19 dự án các ĐBQH đề nghị chuyển từ chuẩn bị lên chương trình chính thức, ông Lý cho biết “tiếp thu ý kiến ĐBQH và theo đề nghị của Chính phủ”, Ủy ban TVQH đề nghị chuyển 9 dự án lên chương trình chính thức, trong đó có luật Tiếp công dân, luật Phí và lệ phí, luật Phá sản (sửa đổi)…
 
Đáng chú ý, trong số 14 dự án luật ĐBQH đề nghị rút khỏi chương trình, Ủy ban TVQH chỉ đề nghị rút 3 dự án, gồm luật Nhà văn, luật Bảo vệ quyền riêng tư, luật Bảo vệ sức khỏe tâm thần vì nhận thấy “phạm vi điều chỉnh, chính sách, nội dung cơ bản chưa được làm rõ”.
 
Ngoài ra, trong số 41 dự luật ĐBQH đề nghị bổ sung vào chương trình, Ủy ban TVQH đề xuất chỉ bổ sung 2 dự luật vào chương trình chuẩn bị khóa 13 là luật Tố tụng lao động để quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp lao động, vì hiện nay tranh chấp lao động ngày càng gia tăng nhưng việc giải quyết chủ yếu dựa vào quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự với thời gian kéo dài, thủ tục, hồ sơ phức tạp chưa phù hợp với đặc thù của loại tranh chấp này.
 
Trong báo cáo giải trình tiếp thu, ông Lý cũng đồng thời cho biết, dự án luật Biểu tình được đưa vào chương trình chuẩn bị để thể chế hóa điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lý để công dân thực hiện quyền của mình và Nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật.
 
Với các đề xuất điều chỉnh trên, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa 13 gồm 85 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh (chính thức) và 38 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh (chuẩn bị).
 
Với đa số phiếu thuận, sáng nay (26.11), QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh với nội dung trên.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.