Người đọc muốn tìm hiểu thấu suốt và sâu sắc nhất về những mẫu hình văn hóa Nhật Bản chắc chắn không thể bỏ sót cuốn sách Hoa cúc và gươm được Ruth Benedict biên soạn, Thành Khang - Diễm Quỳnh dịch, do Công ty CPVH Văn Lang tại TP.HCM liên kết với nhà xuất bản Hồng Đức in và phát hành.
|
Theo kỹ những dấu mốc nổi bật nhất trong đời sống chính trị, tôn giáo và kinh tế của đất nước Phù Tang từ thế kỷ 17 đến Thế chiến thứ 2, Benedict trình bày quá trình tiến hóa của ý thức hệ Nhật và khám phá một số điều phức tạp, hấp dẫn và thú vị của xã hội và con người Nhật Bản được hàm chứa rõ nét trong sự sùng bái hoa cúc (biểu tượng hoàng tộc, hiện diện trên quốc huy Nhật Bản) và thanh gươm (danh dự tối thượng của tinh thần võ sĩ đạo). Quan sát và phân tích tính cách dân tộc của người Nhật chưa đủ, Benedict còn phải đưa ra dự đoán được hành vi của người Nhật trong tương lai sau Thế chiến thứ 2.
Nước Nhật đã thay đổi rất nhiều từ năm 1945. Lớp trẻ Nhật hiện nay thậm chí còn khó có thể hiểu được một vài khía cạnh của “tính cách dân tộc”được đề cập trong sách của Benedict. Nhưng thực tế vẫn có nhiều người tìm đọc Hoa cúc và gươm với niềm thích thú. Sự sâu sắc, bố ích vượt thời gian của cuốn sách đã khiến cho cuốn sách trở thành kinh điển.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về cuốn sách, vui lòng bấm vào đây "Hoa cúc và gươm".
Bình luận (0)