Trước đó vào khoảng 8g sáng TP.HCM bắt đầu có nắng nhưng khoảng chừng 30 phút sau thì nắng tắt và nhiều khu vực ở trung tâm thành phố tiếp tục chìm trong mù khô mờ ảo.
Từ khu đô thị mới Thủ Thiêm có thể nhìn rõ nhất hiện tượng sương mù này, nhiều toà nhà chìm trong mù khô, các công trường chìm trong một lớp sương mờ đục.
tin liên quan
Cầu quay sông Hàn chìm trong sương mù dày đặc ở Đà NẵngSáng 20.3, toàn TP.Đà Nẵng xuất hiện sương mù dày đặc bất thường.
Hiện tượng này cũng xuất hiện tượng tự tại khu vực quận từ ngã tư Hàng Xanh, quận 9.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Là dạng sương mù hỗn hợp
Theo Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo khí tượng thuỷ văn, nguyên nhân chủ yếu là do trong những ngày gần đây thời tiết TP.HCM luôn xuất hiện mưa vào mỗi buổi chiều tối đã làm độ ẩm tăng lên đến 90-95%. Kéo theo đó là đêm lạnh tạo thành sương mù.
Trong mỗi cơn mưa hiện nay ít kèm theo gió mạnh nên không làm hơi nước bay lên cao, chính vì vậy mỗi khi mưa hơi nước còn đọng lại ở tầng thấp rồi bám vào các hạt bụi. Một nguyên nhân khác chính là do không khí ô nhiễm tăng cao từ các công trình xây dựng, nhà máy... thải ra những hạt bụi ti ti không thể thấy bằng mắt thường bay lơ lững trong không khí.
Chúng xuất hiện đóng vai trò như một hạt nhân liên kết với những hạt nước rồi tạo thành lớp sương mù dày đặc.
Thạc sĩ Lan cũng cho rằng, nếu hiện tượng sương mù bức xạ bình thường thì khi mặt trời lên cao vào khoảng 8 giờ không khí sẽ trong trở lại. Tuy nhiên hiện tượng sương mù hỗn hợp này thường kéo dài đến 9 – 10 giờ vẫn còn khó quan sát.
Theo dự báo từ giờ cho đến tết Nguyên đán, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện tiếp tục dạng sương mù này và sau tết thời tiết khô lại sẽ xuất hiện dạng khác.
Qua đó, Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan cũng cảnh báo tình trạng sương mù này sẽ gây hại đến sức khoẻ về bệnh hô hấp và các bệnh ngoài da.
|
Bình luận (0)