Sáng 3.10, cơn mưa tầm tã ở Sài Gòn khiến nhiều người phải khởi đầu tuần mới trong khốn khổ. Nhiều người chở con đi học, đi làm dưới trời mưa nặng hạt, nước ngập. Nhiều tuyến đường xe cộ kẹt cứng.
** Mưa vẫn không ngớt
** Nhiều tuyến đường đã chìm trong nước
Cơn mưa xuất hiện rải rác ở nhiều nơi kéo dài từ lúc gần 6 giờ cho đến hiện nay (8 giờ 15). Mưa to xảy ra ở các quận 11, 5, 3, Bình Thạnh...
Mưa to buổi sáng, kết hợp với giờ cao điểm khiến phương tiện giao thông di chuyển rất khó khăn. Ngay giờ vào học của các em học sinh (6 giờ 30 đến 7 giờ 30), mưa to cực lớn xảy ra tại các quận Q.3, 5 và 11.
VIDEO: Mưa đầu tuần tại Sài Gòn khiến nhiều người dân khổ
Xe bị ngập nước cần được chăm sóc đúng cách là khuyến nghị của các chuyên gia sau hàng loạt sự cố do mưa ngập gần đây.
Mới 8 giờ sáng nhưng bầu trời tối sầm như khoảng 18 giờ chiều. Cơn mưa dai dẳng kéo dài gần 3 giờ đồng hồ và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Cơn mưa không ầm ầm xối xả như trận mưa lịch sử ngày 26.9.2016 nhưng nặng hạt và rơi không ngớt.
Người Sài Gòn đi làm đầu tuần trong mưa và ngập nước Ảnh: Phạm Hữu
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết hiện nay trên Biển Đông có một vùng áp thấp trên vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa.
Đến 8 giờ 30, cơn mưa có vẻ dịu bớt nhưng dòng người kẹt cứng và các con đường ngập nước thì vẫn còn đó. Trục Cộng Hòa từ Hóc Môn, Gò Vấp về xe kẹt cứng nối đuối nhau.
Khu vực quận 2 đường Lương Định Của, Huỳnh Tấn Phát (Q.7) nước đã lênh láng, phố cũng như sông.
Đường Lương Định Của, Q.2 lênh láng nước Ảnh: Phạm Hữu
Đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình đang nhích từng chút một Ảnh: Độc Lập
Nhiều phụ huynh đưa con đi học (cấp mẫu giáo) phải khổ sở che chắn cho con, sợ trúng mưa nhiễm lạnh. Nhiều trường học khu vực đường An Dương Vương mở cổng đón học sinh trễ hơn và cho phụ huynh chạy xe thẳng vào trường giúp các cháu khỏi ướt.
Mưa tuôn xối xả trên đường Hồng Bàng, Q.5 lúc 8 giờ sáng Ảnh: T.T
Dòng người nhích từng chút một trên đường Cộng Hòa Ảnh: Độc Lập
Ngập tại đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7 Ảnh: Phạm Hữu
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết hiện nay trên Biển Đông có một vùng áp thấp trên vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phân tích trên, kết hợp hoạt động của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa giông kèm lốc xoáy và gió giật mạnh, sóng biển cao từ 1,5 - 2,5 m.
‘Chiều hôm qua tôi họp ở đây xong bước ra, tôi thấy rồi. Thế nào ngày mai cũng có nhiều hình ảnh về ngập trên các báo’, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ về cơn mưa khủng khiếp gây ngập ở nhiều nơi.
Tại TP.HCM, do ảnh hưởng của vùng áp thấp và gió tây nam có khả năng gây mưa giông còn đối mặt với đợt triều cường cuối tháng 9 âm lịch. Mực nước đỉnh triều vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ tiếp tục lên trong những ngày tới.
Ngập trên đường Phạm Hữu Lầu Q.7 Ảnh: Phạm Hữu
Cụ thể, đỉnh triều đợt này xuất hiện vào ngày 2 - 3.10 (mùng 2 - 3.9 âm lịch): tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) khả năng lên mức 1,40 - 1,45 m (xấp xỉ hoặc cao hơn BĐ 2 khoảng 0,05 m), thời gian xuất hiện 5 - 7 giờ; tại trạm Thủ Dầu Một (sông Sài Gòn) có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn BĐ 3 khoảng 0,05 m.
Đã nhận giữ xe và nhận tiền của người gửi xe thì bên giữ xe phải có trách nhiệm bảo quản và trả lại đúng hiện trạng ban đầu cho người gửi, nếu hư hỏng hay mất mát thì phải bồi thường.
Đi qua vùng ngập nước, làm sao để xe máy không bị tắt máy và hạn chế hư động cơ? Mời bạn tham khảo lời khuyên của chuyên gia trong chuyên mục "Có thể bạn cần" của Báo Thanh Niên.
Các chuyên gia cho rằng nếu mưa xuất hiện cùng lúc với triều cường đạt đỉnh, TP.HCM sẽ tiếp tục ngập nặng.
Ngập tại quận Tân Bình Ảnh: Độc Lập
Mưa càng lúc càng nặng hạt tại cầu vượt Hoàng Hoa Thám - Tân Bình (Ảnh chụp lúc 9.15) Độc Lập
Khu vực trung tâm quận 3 đường Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đình Chiểu nước chảy xối xả mặt đường do cống không thoát kịp. Học sinh trường Colette đến lớp buổi sáng đều trong tình trạng ướt giày, dép và cặp. Phu huynh lo ngại các cháu sẽ bị cảm nếu ngồi nguyên cả ngày ở trường trong tình trạng không có quần áo thay.
Bình luận (0)